Page 90 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 90
Loài sán này chủ yếu ký sinh và gây bệnh ở động vật ăn cỏ như trâu,
bò...và cũng gây bệnh ở người.
Tại Việt Nam, sán lá gan lớn ở người và gia súc tại Lạng Sơn, Lai Châu,
Hà Nội, Hoà Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh được
xác định bằng hình thái học và thẩm định bằng sinh học phân tử là Fasciola
gigantica và có lai với F. hepatica.
2.1. Hình thể
Sán lá gan lớn trưởng thành hình chiếc lá, thân dẹt và bờ mỏng, có kích
thước 20-30 x 10-12 mm, màu trắng hồng hoặc xám đỏ, hấp khẩu miệng nhỏ
(đường kính 1mm), hấp khẩu bụng to hơn (đường kính 1,6 mm). Ở người, sán
ký sinh trong đường mật, bất thường có thể ký sinh lạc chỗ như trong cơ bắp,
dưới da, phúc mạc... Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống ruột và ra
ngoài theo phân. Trứng sán lá gan lớn có kích thước lớn nhất trong các loài sán
lá, kích thước trung bình 140 x 80 (dao động 130-150 x 60-90 m), có khi tới
152-198 x 72-94 m, trung bình 172,3 x 89,6 m.
Hình 4.3. A. Fasciola hepatica B. Fasciola gigantica
2.2. Chu kỳ
Sán lá gan lớn ký sinh chủ yếu ở nhu mô gan nhưng hay ký sinh lạc chỗ ở
đường tiêu hóa, dưới da, tim, mạch máu phổi và màng phổi, ổ mắt, thành bụng,
ruột thừa, tụy, lách, hạch bẹn, hạch cổ, cơ xương, mào tinh hoàn. Sán đẻ trứng ở
đường mật, được đào thải ra ngoài theo phân. Trứng rơi xuống môi trường nước
87