Page 98 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 98
Sơn (0,3% ), Hoà Bình (3,3-11,3%), Nghệ An (0,6%), Phú Thọ (0,5%), Tuyên
Quang (1 bệnh nhân). Trẻ em nhiễm nhiều hơn người lớn (Nguyễn Văn Đề,
2006).
3.3.2. Một số yếu tố nguy cơ trong dịch tễ học sán lá phổi
- Tập quán ăn cua/tôm chưa nấu chín là nguy cơ trực tiếp nhiễm sán lá
phổi. Tập quán này phổ biến ở nhiều nước trên thế giới với nhiều hình thức như
cua/tôm nướng, mắm cua/tôm, gỏi cua/tôm..., đặc biệt là cua suối.
Tại Việt Nam, các địa phương có bệnh nhân sán lá phổi đều có tập quán ăn
cua nướng từ 42% (Lạng Sơn) đến 98% (Lai Châu).
- Cua/tôm nhiễm ấu trùng sán lá phổi là yếu tố chính trong nguy cơ nhiễm
sán lá phổi cho người. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá phổi trên cua đá từ 8,7%
(Lạng Sơn) đến 98% (Lai Châu).
- Người nhiễm sán lá phổi là nguồn gây ô nhiễm môi trường, làm ốc và cua
nhiễm.
- Súc vật dự trữ mầm bệnh cũng là yếu tố nguy cơ làm bệnh sán lá phổi
tiềm tàng khó phòng chống triệt để. Tại Việt Nam, chó bị nhiễm sán lá phổi
18,2-33,3% tại Lai Châu.
3.4. Tác hại
Sán lá phổi ký sinh tại phổi tạo ổ áp xe ở phế quản nhỏ của phổi gây ho ra
máu, có thể vỡ ổ áp xe gây tràn khí và tràn dịch màng phổi và tử vong. Khi sán
lá phổi ký sinh ở màng phổi, gây tràn dịch màng phổi.
Một số trường hợp, sán lá phổi có thể ký sinh ở nơi khác như não (đặc biệt
là vùng chẩm và thuỳ thái dương), cũng có khi ở tuỷ sống, cơ ngực hoặc tổ chức
dưới da, lách, mạc nối lớn, ổ bụng, màng ngoài tim và cơ tim, trung thất, tử
cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, tinh hoàn và niệu quản gây nên các triệu
chứng phức tạp và nguy hiểm.
3.5. Chẩn đoán bệnh
3.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
95