Page 97 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 97

Người (hoặc động vật) ăn phải tôm, cua nước ngọt có ấu trùng nang chưa

                  được nấu chín như: tôm/cua nướng, gỏi tôm/cua, mắm tôm/cua, uống nước cua

                  sống... Sau khi ăn ấu trùng sán vào dạ dày và ruột, chúng xuyên qua thành ống

                  tiêu hóa vào ổ bụng rồi từng đôi một xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào phế

                  quản phổi hoặc đến các cơ quan khác. Sau khoảng 26 ngày sẽ phát triển thành

                  sán trưởng thành.

                        Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng đến khi có sán trưởng thành mất 5-6 tuần.

                  Chu kỳ của sán lá phổi trong cơ thể người, ấu trùng không đi theo con đường

                  giải phẫu tự nhiên, mà di chuyển tự do nên có thể đến bất kỳ cơ quan nội tạng

                  nào gây nhiều thể bệnh.

                        Tuổi thọ của sán lá phổi là 6-16 năm, nhưng cũng có bệnh nhân mắc bệnh

                  trên 30 năm không tự khỏi.

                        Một số vật chủ không thích hợp ăn phải nang trùng sán lá phổi nhưng ấu

                  trùng chưa phát triển hoặc phát triển không đầy đủ sẽ cư trú trong tổ chức của


                  vật chủ này gọi là vật chủ chứa (ếch, gà, vịt, lợn rừng, chuột cống). Nếu vật chủ
                  thích hợp ăn phải thịt của vật chủ chứa có nang ấu trùng sán chưa được nấu


                  chín, sán sẽ tiếp tục phát triển trong cơ thể vật chủ mới.
                  3.3. Đặc điểm dịch tễ học


                  3.3.1. Phân bố
                  3.3.1.1. Trên thế giới


                        Bệnh được phát hiện ở châu Âu năm 1878-1879, sau đó phát hiện ở hàng

                  loạt các nước khác thuộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Năm 1995, tổ chức Y tế

                  thế giới thông báo bệnh sán lá phổi có ở 39 nước với trên 22 triệu người nhiễm,

                  trong đó bệnh lưu hành nặng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Cameroon,

                  Ecuado và Peru.

                  3.3.1.2. Tại Việt Nam

                        Ca bệnh đầu tiên ở Châu Đốc-An Giang (1906). Từ năm 1994 đến nay,

                  Viện Sốt rét -Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương đã tiến hành điều tra, phát

                  hiện ở ít nhất 10 tỉnh có bệnh sán lá phổi lưu hành: Lai Châu (6,4-7,4%), Lào

                  Cai (3-4,5%), Hà Giang (2,1% ), Sơn La (3.4-15%), Yên Bái (0,9-10,9%), Lạng


                                                              94
   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102