Page 93 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 93
- Trung gian truyền bệnh sán lá gan lớn là ốc Lymnea có mặt ở nhiều nơi
trên thế giới và tại Việt Nam cũng có mặt trên toàn quốc. Một số loài ốc, vật chủ
trung gian chủ yếu như Lymnae truncatula, L. auricularia... Nhiệt độ thích hợp
cho trứng nở ấu trùng lông để chui vào ốc là 15-25C là điều kiện sẵn có ở nước
ta.
- Vật chủ dự trữ mầm bệnh (reservoir) như trâu/bò và các súc vật ăn cỏ
khác rất phổ biến ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn trên trâu/bò là 50-60%.
- Việc sử dụng phân trâu/bò chưa xử lý để bón ruộng còn phổ biến, đặc biệt
quản lý phân trâu/bò thả rông là không thực hiện được nên ô nhiễm trứng sán lá
gan lớn ở môi trường là rất lớn.
- Uống nước lã cũng có thể bị nhiễm sán lá gan lớn.
2.4. Tác hại gây bệnh
Sán lá gan lớn Fasciola ký sinh trong đường mật và phá hủy tổ chức gan
gây những ổ áp xe với tổ chức hoại tử không đồng nhất. Gan to với mặt ngoài
nhẵn hoặc gồ ghề. Nói chung đường mật bị giãn và phồng lên với thành dầy.
Niêm mạc túi mật xuất hiện nhú. Thành túi mật dầy đến tận lớp cơ và xơ lan toả.
Bệnh sỏi rất thường gặp khi nhiễm sán lá gan lớn. Tĩnh mạch cửa phồng lên và
phù nề với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu ái toan. Biểu hiện
bệnh học của sán lạc chỗ là những tổn thương, hoại tử tổ chức với phản ứng
viêm và xơ hoá, ký sinh trùng có thể canxi hoá hoặc trở thành mảnh vụn trong
các hạt nhỏ. Sán lá gan lớn ký sinh trong gan tạo nên những ổ áp xe nhỏ, làm
xung huyết gan, ống mật dày lên biến dạng gây viêm và xơ hóa. Những hình ảnh
này quan sát rõ trên siêu âm là những ổ âm hỗn hợp.
Khi sán lá gan lớn ký sinh ở các cơ quan khác trong cơ thể, chúng gây nên
những ổ áp xe tại đó.
2.5. Chẩn đoán
2.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
Thường không có triệu chứng đặc hiệu.
- Chủ yếu là đau tức vùng gan, ậm ạch khó tiêu, đôi khi đau thượng vị hoặc
đau lan lên vai.
90