Page 100 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 100
- Bạch cầu ái toan tăng cao (trong số 80% trường hợp).
- Chẩn đoán huyết thanh: tìm kháng thể trong máu bằng kỹ thuật ELISA rất
có giá trị trong chẩn đoán sán lá phổi.
3.6. Điều trị
3.61. Nguyên tắc
- Điều trị cá thể cho người nhiễm sán lá phổi.
- Điều trị cộng đồng cho đối tượng ăn tôm/cua nướng, ăn gỏi tôm/cua tại
vùng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao.
3.6.2. Phác đồ điều trị
- Praziquantel 25mg/kg x 3 lần/ngày x 2 ngày.
- Ngoài ra có thể dùng triclabendasole: 10mg/kg cân nặng, chia 2 lần cách
nhau 6-8 giờ.
3.7. Các biện pháp phòng chống
- Truyền thông giáo dục sức khoẻ trên nhiều kênh thông tin đại chúng
nhằm bỏ tập quán ăn cua/tôm chưa nấu chín là biện pháp khả thi, vừa có hiệu
quả cao, vừa ít tốn kém trong phòng chống sán lá phổi.
- Giải quyết mầm bệnh bằng điều trị đặc hiệu cho người bệnh (là cần thiết
để đảm bảo sức khoẻ cho bệnh nhân) và súc vật mang bệnh (ổ bệnh tự nhiên).
- Quản lý, xử lý phân đờm.
4. SÁN LÁ RUỘT LỚN
Sán lá ruột lớn Fasciolopsis buski thuộc họ Fasciolidae là loài sán lá lớn ký
sinh ở ruột lợn và người, là bệnh sán lá truyền qua thực vật (Plantborne
Trematode).
Sán lá ruột trưởng thành được thu thập từ bệnh nhân khi điều trị tại 7 tỉnh:
Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ và An
Giang đã được xác định loài là Fasciolopsis buski bằng hình thái học và sinh
học phân tử (PCR).
97