Page 66 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 66

Hình 3.3. Giun xoắn trưởng thành (Trichinella spiralis)

                  2.2. Chu kỳ

                  2.2.1. Đặc điểm chu kỳ

                        - Giun xoắn có chu kỳ phức tạp: Muốn thực hiện chu kỳ, mầm bệnh bắt

                  buộc phải phát triển qua vật chủ trung gian (lợn, chuột hoặc các động vật hoang

                  dại khác như lợn rừng, hổ, báo, chó sói...).

                        - Giun xoắn có ổ dịch thiên nhiên lưu hành ở các loài động vật gần người

                  như chuột hoặc các động vật hoang dại như lợn rừng, hổ, báo, chó sói...

                  2.2.2. Vị trí ký sinh

                        Giun xoắn trưởng thành ký sinh ở ruột non, cũng có thể thấy cả ở ruột già.

                  Ấu trùng giun xoắn ký sinh ở các tổ chức cơ như cơ hoành, cơ nhai, lưỡi....

                  2.2.3. Đường xâm nhập

                        - Thụ động, qua đường ăn uống.

                        - Người mắc bệnh giun xoắn do ăn phải thịt lợn hoặc thịt các động vật khác

                  có mang kén ấu trùng giun xoắn chưa được nấu chín. Người còn bị bệnh do ăn

                  tiết canh có chứa ấu trùng.

                  2.2.4. Diễn biến chu kỳ




















                                                              63
   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71