Page 70 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 70
Đôi khi phù thường phối hợp với các triệu chứng khác, thường là sốt cao và
triệu chứng toàn thân khác. Phù mi có thể kèm theo phù và chảy máu kết mạc.
- Đau cơ: đau cơ là triệu chứng đứng thứ hai thường gặp. Đau xuất hiện khi
bệnh nhân thở sâu và ho, khi nhai, nuốt, đại tiện; đau cả ở mặt và cổ... Đau xuất
hiện cả khi vận động chủ động, bị động hoặc khi ăn. Đôi khi đau chói khi vận
động, dẫn đến sự co cứng cơ. Hiếm hơn, bệnh tiến triển thành nhược cơ. Cùng
với đau là nhiệt độ tăng cao.
0
- Sốt: thân nhiệt tăng dần dần và sau 2-3 ngày thì đạt tới tối đa 39-40 C.
Trong trường hợp nhiễm nhẹ, bệnh có thể tiến triển với sốt âm ỉ.
- Tăng bạch cầu ái toan: là một trong những dấu hiệu quan trọng trong chẩn
đoán giun xoắn. Bạch cầu ái toan tăng trong những ngày đầu của bệnh (thậm chí
trong thời kỳ ủ bệnh) và tăng cao nhất vào tuần thứ ba của bệnh.
Thể bệnh nhẹ, số lượng bạch cầu ái toan tăng 15-30%, còn trường hợp
nặng, bạch cầu ái toan tăng 50-60% (có tác giả nêu tới 93%). Trong những
trường hợp rất nặng với những biến chứng, đôi khi không thấy bạch cầu ái toan
trong máu ngoại biên. Đó là dấu hiệu tiên lượng xấu.
Bạch cầu ái toan tăng kéo dài trong 2-4 tháng sau khi bệnh bình phục…
Ngoài những triệu chứng cơ bản nói trên, còn thường thấy xuất hiện trên mặt da
những nốt ban kiểu mày đay, đa dạng, chảy máu.
Các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy: trong bệnh giun xoắn, protein máu
tăng, albumin giảm, 2 , tăng; Ca, K, Cl máu giảm.
Thông thường bệnh giun xoắn tiến triển trong 2-3 tuần, cao điểm của bệnh
vào cuối tuần đầu. Ở trẻ em, bệnh tiến triển nhẹ hơn so với người lớn.
Trong những thể bệnh nặng (nhiễm nhiều và cơ địa dị ứng) thường xảy ra
các biến chứng vào tuần thứ 3, thứ 4 của bệnh: viêm cơ, viêm phổi, viêm não,
làm bệnh nhân có thể tử vong. Tuỳ theo mức độ nhiễm, tỷ lệ tử vong thay đổi từ
6-30%.
2.5. Chẩn đoán
2.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
67