Page 69 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 69
Biên), trong một đám cưới tháng 11 năm 2001 đã có 22 người nhiễm bệnh giun
xoắn do ăn thịt lợn sống (món “lạp”) được lấy từ một con lợn nuôi tại địa
phương, trong số đó có 2 người tử vong. Trong một đám tang 2004 cũng tại địa
phương này, có 20 người bị nhiễm bệnh giun xoắn do ăn thịt lợn sống cũng từ
một con lợn được nuôi tại địa phương.
Tháng 6 năm 2008, tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, cũng trong bữa tiệc ăn
thịt lợn với món “lạp” đã có 22 người mắc bệnh giun xoắn và 2 người tử vong.
Tháng 2 năm 2012, tại huyện Mường Lát (Thanh Hóa), người dân đã ăn
món thịt lợn Mường chưa nấu chín và có 24 người bị nhiễm giun xoắn.
2.4. Tác hại
2.4.1. Bệnh sinh và giải phẫu bệnh học
Tổn thương cơ học do giun xoắn trưởng thành ở niêm mạc ruột và ấu trùng
khi xâm nhập vào các thớ cơ.
Sự mẫn cảm của cơ thể gây ra do ký sinh trùng đóng vai trò quan trọng
trong sinh bệnh học của bệnh. Phản ứng dị ứng dẫn đến viêm mạch dị ứng với
hậu quả là thiểu năng tuần hoàn cho các cơ quan và tổ chức tương ứng. Cuối
cùng sự tiếp cận của giun xoắn với huyết thanh bệnh nhân gây ra phù da bì, đặc
biệt viêm da và cơ.
Biến đổi giải phẫu bệnh đặc hiệu là ở tổ chức cơ: trong các sợi cơ thấy hiện
tượng viêm thoái hoá.
2.4.2. Triệu chứng lâm sàng
Thời kỳ ủ bệnh của giun xoắn từ 10-25 ngày (hiếm dưới 10 ngày và trên 30
ngày). Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng.
Khi ấu trùng giun xoắn vào cơ thể và trưởng thành ở ruột sẽ có hiện tượng
viêm ruột dữ dội, xuất huyết ở ruột; bệnh nhân đau bụng dữ dội, tiêu chảy, buồn
nôn, nôn giống như bị ngộ độc thức ăn. Biểu hiện lâm sàng của giai đoạn này
nặng hay nhẹ tùy thuộc vào số lượng ấu trùng nhiễm nhiều hay ít.
Lâm sàng của giun xoắn có 4 triệu chứng cơ bản:
- Phù mi mắt: có thể nói phù mi mắt là dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Đôi
khi phù toàn bộ đầu. Cũng có những trường hợp phù lan xuống cổ và chi trên.
66