Page 64 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 64
1.4.3. Giai đoạn ký sinh ở ruột
Cho đến nay, tính chất gây bệnh của giun lươn khó xác định vì giun lươn
dễ phối hợp với các loại ký sinh trùng đường ruột khác để gây nên những triệu
chứng pha trộn.
Có nhiều trường hợp nhiễm giun lươn không có triệu chứng lâm sàng.
Nhiễm thực nghiệm trên chó cho thấy tuỳ theo chủng của giun lươn, triệu
chứng có thể diễn biến từ nhẹ đến nghiêm trọng tuỳ theo độc lực của giun.
Nếu số lượng giun lươn ký sinh nhiều thì triệu chứng lâm sàng mới xuất
hiện rõ: Viêm ruột, tá tràng thể hiện bệnh nhân đau bụng, tiêu chảy ngày 5-7 lần,
phân có nhầy máu. Xen kẽ với tiêu chảy có những đợt táo bón. Bệnh nhân
thường có dấu hiệu thiếu máu nhẹ, bạch cầu ái toan tăng rõ. Giun lươn có thể
gây viêm ruột mạn tính.
Về thần kinh, bệnh nhân dễ bị kích thích, suy nhược thần kinh nếu bị
nhiễm kéo dài.
Giun lươn lạc chỗ có thể gây những triệu chứng viêm phổi. Một số bệnh
nhân có cơ địa dị ứng có thể xuất hiện cơn hen khi bị nhiễm giun lươn.
Đặc biệt, giun lươn có khả năng tự nhân lên trong cơ thể người, nhất là
người suy giảm miễn dịch và có thể dẫn đến tử vong.
1.5. Chẩn đoán
Do những triệu chứng lâm sàng của bệnh giun lươn không rõ rệt, nên đứng
trước bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân, có bạch cầu ái toan
tăng, cần nghĩ đến bệnh giun lươn.
Chẩn đoán xác định bệnh phải xét nghiệm phân tìm ấu trùng. Nếu thấy ấu
trùng, phải chẩn đoán phân biệt với ấu trùng giun móc/mỏ: Ấu trùng giun lươn
có ngay trong phân vừa bài xuất, còn ấu trùng giun móc/mỏ xuất hiện muộn (sau
khoảng 24-48 giờ) sau khi phân được bài xuất ra ngoài. Ngoài ra còn có thể
chẩn đoán bệnh giun lươn bằng cách lấy dịch tá tràng để xét nghiệm tìm ấu
trùng.
Chẩn đoán miễn dịch rất có giá trị vì đáp ứng miễn dịch trong bệnh giun
lươn cao hơn nhiều so với các loài giun đường ruột khác.
61