Page 61 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 61
Chu kỳ giun lươn gồm giai đoạn ký sinh và giai đoạn tự do ở ngoại cảnh.
Giun lươn cái ký sinh trong niêm mạc ruột non. Dinh dưỡng của giun lươn là ăn
các sinh chất ở ruột. Giun cái đẻ khoảng 50-70 trứng/ngày. Trứng nở thành ấu
trùng trong lòng ruột rồi theo phân ra ngoài.
Ra ngoại cảnh, gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp và sự có mặt của
oxy, ấu trùng tiếp tục phát triển thành ấu trùng có thực quản hình trụ. Ấu trùng
này có khả năng xâm nhập qua da vào người để thành giun trưởng thành ký sinh
ở người hoặc ấu trùng có thể phát triển thành giun trưởng thành sống tự do ở
ngoại cảnh.
Khi xâm nhập qua da vào người, ấu trùng giun lươn theo đường tĩnh mạch
về tim phải. Từ tim phải, ấu trùng theo động mạch phổi để tới phổi. Sau một thời
gian phát triển ở phổi, ấu trùng theo các nhánh phế quản tới khí quản rồi lên hầu,
được nuốt xuống đường tiêu hoá và dừng lại ở ruột non để phát triển thành giun
lươn trưởng thành. Thời gian từ lúc ấu trùng xâm nhập vào cơ thể vật chủ đến
khi phát triển thành giun trưởng thành khoảng 20-30 ngày, qua 2 lần thay vỏ.
Giun lươn cái có thể sống 10-13 năm. Như vậy, với thế hệ ký sinh ở người, giun
lươn có chu kỳ gần giống với chu kỳ của giun móc/mỏ.
Trong trường hợp không gặp được vật chủ là người, ấu trùng giun lươn sẽ
phát triển ở ngoại cảnh để trở thành giun lươn đực cái trưởng thành sống tự do ở
ngoại cảnh, dinh dưỡng bằng các chất hữu cơ có trong mùn, đất để tiếp tục sinh
sôi, nảy nở thế hệ tự do mới ở ngoại cảnh.
58