Page 71 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 71

Sau thời gian ủ bệnh 10-25 ngày, các triệu chứng xuất hiện (thường thành

                  dịch với nhiều người có triệu chứng tương tự nhau): phù mi mắt, đau cơ, sốt,

                  ngoài ra có thể sẩn ngứa hay chảy máu đường ruột.

                  2.5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

                        Chẩn đoán bệnh trong thời kỳ giun xoắn trưởng thành ký sinh ở ruột rất

                  khó và rất hiếm khi tìm thấy giun trưởng thành trong phân hoặc dịch tá tràng.

                  Thời kỳ ấu trùng giun xoắn di chuyển trong máu cũng rất khó chẩn đoán phát

                  hiện và cũng rất hiếm khi tìm thấy được ấu trùng trong máu, trong dịch não

                  tủy... Thời kỳ ấu trùng giun xoắn hình thành nang ở trong tổ chức cơ có thể chẩn

                  đoán xác định căn cứ vào kết quả của phương pháp sinh thiết mô.

                        Ngoài ra, cần kết hợp với chẩn đoán dịch tễ học như xác định vùng lưu

                  hành bệnh giun xoắn, xác định bệnh có liên quan đến bữa ăn như có thể xét

                  nghiệm các thức ăn thừa sau bữa ăn.

                        Đồng thời các xét nghiệm phản ứng miễn dịch học phản ứng ngưng kết bổ


                  thể, miễn dịch huỳnh quang, ELISA... và cần dựa thêm vào những kết quả xét
                  nghiệm khác như: xét nghiệm công thức máu thấy bạch cầu ái toan tăng cao...


                  2.6. Điều trị
                        Điều trị bệnh được thực hiện bằng biện pháp điều trị triệu chứng và điều trị


                  thuốc đặc hiệu. Điều trị triệu chứng được xem là biện pháp ưu tiên hàng đầu vì
                  bệnh nhân thường chết do các hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc, dị ứng quá


                  mẫn, đau, liệt cơ hô hấp... Vì vậy mục đích của việc điều trị triệu chứng là sử

                  dụng các loại thuốc corticoide chống dị ứng, giảm đau, an thần...

                  Các thuốc điều trị

                  2.6.1. Thuốc Praziquantel (Biltricid, Distocid)

                        Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, tuỳ theo thể trạng bệnh nhân, có thể điều trị với

                  liều 10 mg/kg cân nặng/ngày x 2 ngày hoặc liều 75 mg/kg cân nặng/ngày, chia 3

                  lần.

                  2.6.2. Thuốc Mintezol (Thiabendazol)

                  Thuốc uống chia 2 lần trong ngày, sau khi ăn, với liều 25 mg/kg cân nặng/ngày

                  x 24 ngày. Đây là loại thuốc đặc hiệu có tác dụng tốt trên động vật thực nghiệm


                                                              68
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76