Page 63 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 63

1.2.3. Tính chất ký sinh của giun lươn

                        Giun lươn ký sinh ở người nhưng có thể ký sinh ở một số động vật khác

                  như chó, khỉ, vượn. Tuổi thọ của giun lươn có thể rất ngắn, nhưng do người

                  bệnh có thể tự tái nhiễm nên bệnh thường kéo dài.

                  1.3. Dịch tễ học

                        Tuy có phân bố rộng khắp, đặc biệt ở vùng nhiệt đới, nhưng giun lươn cũng

                  như giun móc/mỏ là đòi hỏi phải có những điều kiện về địa lý, khí hậu nhất định

                  cho  giai  đoạn  phát  triển  ấu  trùng  ở  ngoại  cảnh. Vì vậy, mức  độ  nhiễm  bệnh

                  nặng, nhẹ tuỳ thuộc vào vùng địa lý, khí hậu khác nhau. Bệnh thường phân bố ở

                  các nước có khí hậu nóng, ẩm. Tuy nhiên, giun lươn không yêu cầu nhiệt độ ở

                  ngoại cảnh cao như giun móc/mỏ nên một số vùng khí hậu ôn hoà hoặc lạnh vẫn

                  có bệnh giun lươn như ở Mascơva, nơi khí hậu lạnh, cũng có bệnh giun lươn. Ở

                  châu Âu, bệnh giun lươn gặp ở  Ý, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan.

                        Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra tại cộng đồng miễn dịch ELISA cho thấy


                  tỷ lệ nhiễm giun lươn tại Thái Nguyên là 10.9% (Vũ Thị Lâm Bình, 2014), tại
                  Bình Định là 10.4% (Hoàng Tôn Kiều Oanh, 2016). Giun lươn được phát hiện


                  hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày tại các cơ sở y tế trong cả nước, gây nên nhiều
                  bệnh cảnh phức tạp, khó chẩn đoán.


                  1.4. Tác hại
                  1.4.1. Giai đoạn ấu trùng xâm nhập qua da


                        Khi ấu trùng giun lươn lần đầu chui qua da, có thể có những hiện tượng

                  viêm ngứa kiểu dị ứng, chóng khỏi, bệnh nhân không để ý, những lần sau nặng

                  hơn. Nếu là ấu trùng giun lươn của động vật lạc chủ sang người thì triệu chứng

                  ngứa dữ dội, nổi ban đỏ từng đám, có thể kéo dài gần một tháng.

                  1.4.2. Giai đoạn ấu trùng ở phổi

                        Khi các ấu trùng di chuyển qua phổi, phế quản và khí quản có thể gây hiện

                  tượng xung huyết, ho khan và ngứa họng, hoặc sốt nhẹ, khó thở, khò khè và có

                  thể xuất hiện ho ra máu; hen hiếm gặp. Viêm phế quản phổi, viêm phế quản,

                  tràn dịch màng phổi, khó thở nặng, và áp xe thể kê có thể tiến triển; ho có thể ra

                  đờm nhầy mủ, không có mùi.


                                                              60
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68