Page 65 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 65
1.6. Điều trị
1.6.1. Mebendazol
Trẻ em và người lớn liều lượng giống nhau. Liều duy nhất 100 mg và nhắc
lại sau 2 tuần.
1.6.2. Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox...)
Liều lượng: Trẻ em và người lớn liều duy nhất 10 mg/kg cơ thể và nhắc lại
sau 2 tuần.
1.6.3. Albendazol (Alben, Zentel, Alzental...)
Liều lượng: Người lớn và trẻ em dùng liều lượng như nhau 400 mg liều
duy nhất.
1.7. Phòng bệnh
Nguyên tắc và các biện pháp phòng bệnh giun lươn giống như nguyên tắc
và các biện pháp phòng bệnh giun móc/mỏ.
2. GIUN XOẮN (Trichinella spiralis)
Nguyên nhân của bệnh giun xoắn được Owen phát hiện vào năm 1835,
bệnh do giun xoắn được Zenker mô tả năm 1860.
Bệnh giun xoắn là bệnh cấp tính, nguy hiểm, dễ tử vong, có thể phát triển
thành dịch khi tại địa phương có sẵn động vật mắc bệnh và có tập quán ăn thịt
sống.
2.1. Hình thể
Giun đực trưởng thành dài 1,4-1,6 mm; giun cái dài 3-4 mm, lỗ sinh dục
đực ở phía đuôi và có 2 gai sinh dục.
Ấu trùng giun xoắn trong tổ chức cơ thường cuộn lại như vòng xoắn lò so,
được bọc bởi màng bao tạo thành kén (nang). Vì vậy giun xoắn còn có tên gọi là
giun bao. Trong một nang có thể có 2-3 ấu trùng. Màng kén của ấu trùng giun
xoắn màu trong, có 2 lớp, hình bầu dục nếu như ở lợn, loài gặm nhấm, chó; hình
tròn nếu như ở cáo, gấu, mèo... Vì vậy màng kén của giun xoắn trong tổ chức cơ
có nguồn gốc từ vật chủ, chứ không phải nguồn gốc từ ký sinh trùng.
62