Page 68 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 68
2.3. Dịch tễ học
2.3.1. Yếu tố nguy cơ nhiễm
Tính chất phát bệnh và phát dịch phụ thuộc rất nhiều vào tập quán ăn uống.
Nếu những súc vật mổ thịt được kiểm tra sát sinh thì tỷ lệ bệnh sẽ không đáng
kể. Nếu súc vật nhiễm giun xoắn được một số người ăn phải và thịt lại ăn sống
thì có thể xảy ra hàng loạt người mắc bệnh với những triệu chứng nghiêm trọng.
Có một số vùng nông thôn, lợn mổ thịt không qua kiểm tra, một gia đình hoặc
một số ít gia đình ăn thịt lợn đó dưới hình thức ăn sống hoặc ăn tiết canh thì
cũng sẽ xảy ra bệnh giun xoắn với tính chất dịch.
2.3.2. Sức đề kháng của giun xoắn
Giun xoắn trưởng thành có tuổi thọ ngắn nhưng ấu trùng trong kén có sức
đề kháng rất cao. Trong thịt súc vật được mổ thịt, dù bị thối rữa. ấu trùng vẫn có
thể sống từ 2-5 tháng trong kén.
Ấu trùng giun xoắn được giải phóng khỏi kén sẽ chết sau vài giây ở nhiệt
0
0
độ 45-70 C, ở nhiệt độ thấp (- 20 C), ấu trùng giun xoắn chết sau 20 ngày.
Do sức đề kháng của kén thấp với nhiệt độ, nên ăn thịt chín vẫn là phương
pháp tốt nhất để phòng bệnh. Thịt được muối hoặc được hun khói không bảo
đảm diệt được hết kén và thường chỉ có kén phía ngoài bị chết, nhưng kén ở sâu
không bị diệt.
2.3.3. Phân bố
Giun xoắn có thể gặp mọi nơi trên thế giới với những mức độ khác nhau.
Theo thống kê, chỉ tính riêng ở Mỹ đã có đến 25 triệu người mắc; tại châu Âu,
nước Đức có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn các nước khác. Giun xoắn thường hình
thành những ổ bệnh thiên nhiên, có tính chất tiềm tàng, bệnh lưu hành giữa động
vật với động vật.
Tại châu Á, các nhà khoa học đã phát hiện được bệnh giun xoắn ở Trung
Quốc, Ấn Độ và một số nước khác như Philippines, Lào, Việt Nam...
Ở nước ta, trước năm 1967 chưa phát hiện được ổ bệnh giun xoắn; đến
năm 1968 các nhà nghiên cứu mới phát hiện ổ bệnh này ở một số xã miền núi
thuộc vùng Tây Bắc như Mù Căng Chải, Nghĩa Lộ... Tại Tuần Giáo (Điện
65