Page 42 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 42
2.1.2. Trứng giun móc/mỏ
Trứng giun móc/mỏ hình bầu dục, có
kích thước 60x40 m, ngoài là lớp vỏ mỏng
không màu, nhẵn; trong trứng có nhân, lúc
sinh ra đã có 4-8 phôi bào.
Hình 2.6. Trứng giun móc/mỏ
2.2. Chu kỳ
2.2.1. Đặc điểm chu kỳ
- Chu kỳ của giun móc thuộc chu kỳ đơn giản, bao gồm:
Người Ngoại cảnh
- Trứng giun móc/mỏ không có khả năng phát triển trong cơ thể người mà
bắt buộc phải có thời gian phát triển ở ngoại cảnh để thành ấu trùng mới có khả
năng lây nhiễm cho người.
- Điều kiện cần thiết để mầm bệnh có thể phát triển ở ngoại cảnh:
0
+ Nhiệt độ thích hợp: 25-30 C.
+ Ẩm độ thích hợp: 70-80%.
+ Có oxy.
2.2.2. Vị trí ký sinh
Giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng và đầu ruột non, trong trường hợp số lượng
nhiều có thể gặp ở phần đầu và phần giữa của ruột non. Giun móc/mỏ ký sinh
bằng cách ngoạm vào niêm mạc ruột để hút máu. Trong khi hút máu, giun tiết ra
chất chống đông máu làm cho các vết giun ngoạm tiếp tục chảy máu sau khi
giun đã chuyển sang ký sinh ở chỗ khác. Mặt khác, giun móc/mỏ hút máu đầy
ruột cho đến khi máu tràn ra ngoài theo hậu môn của giun. Do đó bệnh nhân bị
mất máu nhiều.
2.2.2. Đường xâm nhập
Giun móc/mỏ chủ động xâm nhập qua da vào cơ thể người do ấu trùng giun
móc/mỏ phát triển ở ngoại cảnh tới giai đoạn III. Các ấu trùng giun móc còn có
thể lây nhiễm qua đường tiêu hóa.
2.2.2. Diễn biến chu kỳ
39