Page 38 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 38

em là lứa tuổi nhiễm giun đũa cao nhất và nặng nhất. Nông dân tiếp xúc với

                  phân, đất có tỉ lệ nhiễm cao. Vùng đồng bằng có tỷ lệ nhiễm cao hơn miền núi

                  và ven biển, miền Bắc nhiễm cao hơn miền Trung, miền Nam.

                  1.4. Tác hại

                        - Chiếm chất dinh dưỡng: là tác hại lớn nhất của giun đũa, phụ thuộc vào số

                  lượng giun, vị trí ký sinh. Các chất dinh dưỡng như protein, vitamin... nhất là

                  vitamin A và D.

                                + Kết quả nghiên cứu cho thấy cứ 20 giun đũa trưởng thành trong

                  một ngày tiêu thụ 2,8 g glucid và 0,7 mg protid của cơ thể vật chủ. Bên cạnh

                  chiếm thức ăn, giun đũa còn chiếm vitamin đặc biệt là vitamin A và vitamin D.

                                + Giun đũa còn tiết ra chất úc chế men pepsin, chymotrypsin… ở

                  vật chủ gây chán ăn, rối loạn tiêu hoá.

                                + Nếu nhiễm nhiều giun và tình trạng nhiễm giun kéo dài (thường ở

                  lứa tuổi trẻ em) có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí


                  tuệ. Triệu chứng toàn thân nổi bật của bệnh giun đũa là gầy còm, rối loạn tiêu
                  hoá.


                        - Nhiễm độc: giun đũa tiết ra chất độc như ascaron ức chế một số men tiêu
                  hoá gây chán ăn, rối loạn tiêu hoá, dị ứng


                        - Dị ứng và hội chứng Loeffler ở phổi: Giun đũa có chất độc (ascaron ở
                  xoang thân), vì vậy có người tuy nhiễm giun đũa ít nhưng rất đau bụng và ngứa.


                  Trong huyết thanh của người nhiễm giun đũa cũng có những chất gây dị ứng.

                  Các chất gây dị ứng này gây hiện tượng tăng bạch cầu ái toan và gây hội chứng

                  Loeffler.

                        - Biến chứng ngoại khoa: do số lượng giun nhiều, do pH ruột bị rối loạn có

                  thể gây ra tình trạng tắc ruột (chủ yếu gặp ở trẻ em), giun chui vào ống mật lên

                  gan, chui vào ống tuỵ, vào ruột thừa gây các biến chứng viêm đường mật, túi

                  mật cấp, apxe đường mật, apxe gan, viêm tuỵ cấp, viêm ruột thừa…

                  1.5. Chẩn đoán

                  1.5.1. Chẩn đoán lâm sàng

                        Các triệu chứng lâm sàng gây ra do giun đũa thường không điển hình.


                                                              35
   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43