Page 37 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 37
1.3.2. Mầm bệnh
Mầm bệnh của giun đũa là trứng giun đũa đã phát triển thành trứng có ấu
trùng bên trong. Trứng giun đũa bắt buộc phải có giai đoạn phát triển ở ngoại
cảnh vì cần các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ và oxy. Nhiệt độ thuận lợi để trứng phát
o
triển là 24-25 C, ở nhiệt độ này sau 12-15 ngày trứng đã phát triển thành trứng
o
có ấu trùng có khả năng lây nhiễm. Trứng có thể phát triển được từ 12 C-36 C,
o
dưới 12 C trứng không phát triển được. Ẩm độ thích hợp nhất là khoảng 80%.
o
Nơi bóng râm, trứng giun đũa có thể tồn tại ở ngoại cảnh tới vài năm.Trứng giun
o
o
o
đũa có thể tồn tại lâu ở nhiệt độ dưới 0 C; nhiệt độ dưới -12 C và trên 60 C mới
có khả năng diệt trứng.
Các dung dịch hoá chất thông thường như thuốc tím, formol 6%, cresyl...
không có khả năng diệt trứng giun đũa. Trong thiên nhiên, trứng giun đũa
thường bị diệt bởi ánh nắng mặt trời và điều kiện thời tiết khô hanh.
Những trứng giun đũa đã phát triển tới giai đoạn mang ấu trùng thường có
sức đề kháng đối với những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh kém hơn những
trứng chưa phát triển.
1.3.3. Đường lây
Mầm bệnh của giun đũa xâm nhập một cách thụ động vào cơ thể người qua
đường tiêu hoá, theo thức ăn, nước bị ô nhiễm... nhưng hay gặp nhất là qua các
thực phẩm tươi sống, rau hay hoa quả tươi, các thực phẩm muối: dưa muối, hành
muối... thậm chí, các thức ăn chín dính bụi mang trứng giun, côn trùng (ruồi,
nhặng) vận chuyển trứng giun làm ô nhiễm thức ăn.
1.3.4. Khối cảm thụ
- Tuổi: nói chung mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên trẻ em có
tỷ lệ mắc cao hơn.
- Nghề nghiệp: nông dân nhiễm có tỷ lệ nhiễm cao hơn các nghề khác. Tỷ
lệ nhiễm ở nông thôn cao hơn thành thị.
1.3.5. Tình hình nhiễm giun đũa ở Việt Nam
Giun đũa chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh giun truyền qua đất ở Việt
Nam. Tỉ lệ nhiễm thay đổi theo tuổi, nghề nghiệp và khác nhau từng vùng. Trẻ
34