Page 44 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 44

đoạn II phát triển thành ấu trùng giai đoạn III (thực quản hình trụ). Ấu trùng giai

                  đoạn III có kích thước 0,5-0,7 mm, không ăn gì, hoạt động bằng năng lượng dự

                  trữ và có khả năng xâm nhập vào vật chủ qua đường da. Những ấu trùng này rất

                  hoạt động chúng có các hướng động đặc biệt giúp cho việc tìm vật chủ:

                        - Hướng lên cao: ở ngoại cảnh, ấu trùng di chuyển lên những chỗ cao như

                  ngọn cỏ, thân cây và có thể leo cao tới 2 mét.

                        - Hướng tới nơi có độ ẩm cao: ở ngoại cảnh các ấu trùng thường khuếch tán

                  tới vùng có độ ẩm cao, đây là cách thích nghi của ấu trùng để tránh các nơi khô

                  hanh dẫn tới ấu trùng chết hàng loạt. Khi gặp điều kiện khô, nóng, ấu trùng có

                  thể chui sâu xuống lớp đất phía dưới, ở đấy có độ ẩm cao hơn và nhiệt độ thấp

                  hơn. Cũng do thích nghi này mà ấu trùng thường tập trung trên các giọt sương

                  trên các lá rau, ngọn cỏ vào buổi sáng. Nếu vật chủ đụng vào sẽ giúp ấu trùng

                  bám và xâm nhập da vật chủ.

                        - Hướng tới tổ chức vật chủ: Ấu trùng có khả năng phát hiện hướng của vật


                  chủ để di chuyển đến. Trong hướng động này ấu trùng không phân biệt được các
                  loại vật chủ, cho nên ấu trùng thường nhầm lẫn vật chủ. Ví dụ ấu trùng giun móc


                  chó có thể xuyên qua da người và ngược lại. Khi ấu trùng xuyên qua da không
                  đúng loài vật chủ thì ấu trùng sẽ chết không thực hiện khép kín chu kỳ.


                        Sau khi xâm nhập qua da, thường ở các kẽ ngón chân hoặc ở bàn chân,
                  cẳng chân và vùng mông, ấu trùng theo đường tĩnh mạch về tim phải. Từ tim


                  phải, ấu trùng theo động mạch phổi tới phổi. Tại phổi, ấu trùng tiếp tục thay vỏ

                  2 lần nữa để trở thành ấu trùng giai đoạn IV và V. Tiếp theo, ấu trùng từ phế

                  nang di chuyển theo các nhánh phế quản tới khí quản rồi lên vùng họng hầu và

                  được nuốt xuống ruột. ấu trùng dừng lại tại tá tràng để ký sinh và phát triển

                  thành giun móc/mỏ trưởng thành.

                        Thời gian hoàn thành chu kỳ giun móc/mỏ, kể từ khi ấu trùng xâm nhập cơ

                  thể người tới khi phát triển thành giun móc/mỏ trưởng thành mất khoảng 42-45

                  ngày.

                        Gần đây, các nhà nghiên cứu đã chứng minh: trong quá trình ấu trùng giun

                  móc/mỏ lây nhiễm qua da, một số ấu trùng có giai đoạn ngủ (thời kỳ nằm yên) ở


                                                              41
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49