Page 47 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 47
có thể phù nhẹ toàn thân, mạch nhanh, huyết áp hạ... Mức độ thiếu máu phụ
thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh và mức độ làm mất máu của giun
móc/ mỏ. Nếu thiếu máu không bù người bệnh trì trệ về tinh thần, suy dinh
dưỡng, suy kiệt và suy tim, nặng có thể gây suy tủy.
+ Một giun móc/mỏ trong một ngày hút khoảng 0,07-0,26 ml máu. Roche
có nhận xét với người nhiễm 500 giun móc mỗi ngày có thể mất từ 40-80 ml
máu.
+Fukushima (1952) đã định lượng sắt trong huyết thanh thấy giun móc/mỏ
làm giảm lượng sắt huyết thanh rõ. Kết quả của Nguyễn Văn Đề (1995) nhận
thấy 25,65% bệnh nhân giun móc/mỏ bị giảm protein toàn phần, đặc biệt
globulin dới mức bình thường 72,9%.
Rối loạn tiêu hóa: triệu chứng này xuất hiện sớm, đôi khi thấy xuất hiện
trước khi thấy trứng giun móc/mỏ trong phân, biểu hiện: đau bụng, chán ăn,
buồn nôn, tiêu chảy xen lẫn táo bón.
Giun móc/mỏ bám vào niêm mạc tá tràng và gây hiện tượng viêm loét hành
tá tràng: người bệnh thường đau vùng thường vị không có giờ giấc nhất định,
đau nhiều hơn khi đói, kèm theo các triệu chứng khó tiêu. Nếu điều trị tốt bệnh
giun móc/mỏ thì bệnh viêm loét hành tá tràng cũng dần khỏi.
Nhiễm giun móc mạn tính ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về
thể chất và trí tuệ của trẻ.
2.5. Chẩn đoán
2.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
Bệnh nhân có biểu hiện đau vùng thượng vị, thiếu máu nhược sắc, da xanh
niêm mạc nhợt.
2.5.2. Chẩn đoán xét nghiệm
- Xét nghiệm phân tìm trứng: phân phải được xét nghiệm trước 24 giờ
tránh hiện tượng trứng nở thành ấu trùng, khó phân biệt với ấu trùng giun lươn.
Các kỹ thuật được dùng: Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp. Kỹ thuật Kato và
Kato-Katz. Kỹ thuật phong phú Willis
44