Page 45 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 45
tổ chức của vật chủ. Giai đoạn ngủ có thể kéo dài tới 8 tháng, giúp giun móc
kháng lại với hầu hết các thuốc, các hóa chất đặc hiệu điều trị giun móc/mỏ. Sau
thời gian ngủ, ấu trùng lại tiếp tục phát triển để hoàn thành chu kỳ.
Tuổi thọ của giun móc Ancylostoma duodenale kéo dài khoảng 4-5 năm,
của Necator americanus kéo dài khoảng 10-15 năm.
2.3. Đặc điểm dịch tễ học
2.3.1. Nguồn bệnh
Người là vật chủ duy nhất của giun móc/mỏ(Ancylostoma duodenale/
Necator americanus) nên là nguồn bệnh duy nhất, đặc biệt là người hay tiếp xúc
với đất nhiễm phân.
2.3.2. Mầm bệnh
Phân là nguồn bệnh thường xuyên thải trứng giun móc/mỏ ra ngoại cảnh.
Một giun móc cái Ancylostoma duodenale đẻ khoảng 10.000-25.000 trứng mỗi
ngày. Một giun mỏ cái Necator americanus đẻ khoảng 5.000-10.000 trứng mỗi
o
ngày. Ở điều kiện thuận lợi (nhiệt độ thích hợp 25-30 C, đủ độ ẩm và oxy),
trứng phát triển thành ấu trùng giai đoạn III có khả năng lây nhiễm. Ấu trùng có
thể sống được 18 tháng ở điều kiện thuận lợi. Những chỗ đất xốp, đất màu, đất
cát, đất bụi than ở hầm mỏ ... là nơi thuận lợi cho ấu trùng sống và phát triển.
Ánh sáng mặt trời, độ khoáng chất của đất không thích hợp làm ấu trùng dễ chết,
ấu trùng không sống được trong nước lâu ngày.
2.3.3. Đường lây
Ấu trùng giai đoạn III có thể chủ động xâm nhập vào cơ thể người qua da.
Các ấu trùng giun móc còn có thể lây nhiễm qua đường tiêu hóa.
2.3.4. Khối cảm thụ
- Tuổi: tuổi càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng cao.
- Giới: nữ giới có tỷ lệ nhiễm cao hơn nam giới.
- Nghề nghiệp: Ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, đối tượng nhiễm cao
là nông dân, đặc biệt là nông dân vùng trồng mầu hoặc cây công nghiệp như dâu
tằm, mía, cà phê, thuốc lá còn ở các nước ôn đới, công nhân vùng mỏ, công
nhân hầm mỏ có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao. Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện
42