Page 40 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 40
bóp và ức chế cholinesterase, làm liệt cứng cơ giun. Liều lượng: Trẻ em và
người lớn liều duy nhất 10 mg/kg cơ thể.
1.7. Phòng bệnh
- Vệ sinh môi trường:
+ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
+ Quản lý và xử lý phân, không phóng uế bừa bãi, không dùng
phân tươi bón cho cây trồng.
- Vệ sinh ăn uống như phải đảm bảo rau sạch, thức ăn sạch không có mầm
bệnh và có nước sạch để ăn, uống. Thực hiện vệ sinh cá nhân như rửa tay trước
khi ăn, sau khi đi vệ sinh…
- Tẩy giun định kỳ: 6 tháng hoặc 12 tháng một lần.
- Truyền thông-giáo dục sức khoẻ về phòng chống giun đũa để cho người
dân biết được tác hại, biết được vì sao bị bệnh, biết cách phòng chống… của các
bệnh giun đường ruột.
2. GIUN MÓC/ GIUN MỎ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus)
Giun móc và giun mỏ thuộc họ Ancylostomidae ký sinh ở người. Đặc điểm
của họ giun này là bao miệng phát triển. Miệng có cơ quan sắc dùng để ngoặm
vào niêm mạc ruột để hút máu. Hai loài này dễ dàng phân biệt với nhau về mặt
hình thể, nhưng các đặc điểm khác về chu kỳ, dịch tễ, tác hại, chẩn đoán, điều trị
và phòng bệnh gần giống nhau. Do đó, trong tài liệu này cả hai loài trên được
gọi với tên là giun móc/mỏ.
2.1. Hình thể
2.1.1. Giun móc/mỏ trưởng thành
2.1.1.1. Giun móc (A. duodenale )
Con trưởng thành màu trắng sữa hoặc hơi hồng, hoặc đỏ nâu. Màu sắc của
giun hay đổi là do trong ruột của giun có máu; nếu không có máu, giun có màu
trắng sữa và nếu có máu, màu thay đổi tuỳ theo sự biến màu của máu ở ruột
giun. Con đực dài 8-11 mm, con cái dài 10-13 mm. Trong bao miệng có 2 đôi
răng hình móc ở bờ trên của miệng, bố trí cân đối; bờ dưới của miệng là các bao
37