Page 39 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 39
1.5.2. Chẩn đoán xét nghiệm
- Phương pháp chẩn đoán trực tiếp: xét nghiệm phân tìm trứng giun đũa, kỹ
thuật đơn giản và chính xác. Ngoài ra, có thể siêu âm hoặc nội soi phát hiện giun
trưởng thành ở các phủ tạng trong cơ thể.
- Các phương pháp:
+ Kỹ thuật xét nghiệm trực tiếp bằng nước muối sinh lý và lugol.
+ Kỹ thuật Kato, Kato – Katz.
Đối với giun đũa, không cần kết hợp phương pháp xét nghiệm phong phú
vì trứng giun đũa rất nhiều trong phân.
- Phương pháp chẩn đoán gián tiếp: ít làm. Tuy nhiên, cũng có thể tiến
hành kỹ thuật huỳnh quang hay Elisa để chẩn đoán các trường hợp bệnh do ấu
trùng giun đũa gây ra (viêm màng não, tăng tế bào bạch cầu ái toan không rõ
nguyên nhân).
Ngoài ra, một số trường hợp tắc ruột, giun chui ống mật, giun chui ống
tụy… có thể dùng X quang, siêu âm để chẩn đoán
1.6. Điều trị
Có thể tiến hành điều trị từng ca, hoặc điều trị chọn lọc hoặc điều trị hàng
loạt. Hiện nay, ở Việt Nam khả năng tái nhiễm giun đũa rất cao, cần điều trị 6
tháng hoặc 12 tháng một lần.
Các thuốc điều trị:
- Mebendazol (biệt dược Vermox): Thuốc ức chế sự hấp thu glucose của
giun, làm giảm dự trữ glucose, giảm hình thành ATP là chất quan trọng trong
việc duy trì sự sống và sự sinh sản của giun. Liều duy nhất cho cả trẻ em 24
tháng trở lên và người lớn là 500mg hoặc liều 200mg/ngày x 3 ngày.
- Albendazol (biệt dược Zentel): Thuốc có cơ chế tác dụng như
Mebendazol. Liều lượng: 400 mg liều duy nhất cho cả trẻ em 24 tháng trở lên và
người lớn.
- Pyrimidin (biệt dược là Pyrantel pamoat, Combantrin, Helmintox...):
Thuốc có tác dụng như acetylcholin làm cơ giun co mạnh cấp tính, ngừng co
36