Page 46 - Giáo trình môn học Ký sinh trùng
P. 46

lao lao động của công nhân mỏ than được cải thiện nên bệnh này cũng giảm

                  nhiều.

                  2.4. Tác hại

                        Biểu hiện lâm sàng của bệnh giun móc/mỏ có nhiều mức độ khác nhau, tùy

                  thuộc vào mức độ nhiễm nhiều hay ít. Nói chung, nếu cường độ nhiễm thấp,

                  biểu hiện lâm sàng không rõ rệt, nếu nhiễm nhiều giun, có thể gây ra các triệu

                  chứng lâm sàng ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động của người bệnh.

                  2.4.1. Giai đoạn ấu trùng xuyên qua da

                        Khi ấu trùng giun móc/mỏ xuyên qua da, chúng có thể gây hiện tượng viêm

                  da tại nơi xâm nhập (thường da mu bàn chân, các kẽ ngón tay, kẽ ngón chân) với

                  các triệu chứng chính: ngứa, xuất hiện những nốt mẩn đỏ. Đây là phản ứng dị

                  ứng rất hay gặp khi ấu trùng xâm nhập qua da vào cơ thể vật chủ. Các nốt mẩn

                  đỏ có thể mất nhanh sau 1-2 ngày, tuy nhiên nếu bị bội nhiễm vi khuẩn sẽ gây ra

                  tình trạng lở loét da, có thể kéo dài 1-2 tuần.


                  2.4.2. Giai đoạn ấu trùng qua phổi
                        Khi ấu trùng giun móc/mỏ qua phổi gây ra các biểu hiện bệnh lý giống ấu


                  trùng giun đũa. Ấu trùng giun móc/mỏ sẽ kích thích phổi gây ho, có thể có đờm
                  lẫn máu, có thể sốt thất thường, khó thở, chụp phổi có thể thấy thâm nhiễm nhẹ


                  giống lao. Các triệu chứng thường chỉ tồn tại vài ngày rồi tự hết.
                  2.4.3. Giai đoạn giun móc/mỏ ký sinh tại ruột


                        Giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng và phần đầu ruột non là vùng giàu mạch

                  máu, do đó giun dễ dàng hút máu của vật chủ. Phương thức hút máu của giun

                  móc/mỏ lại lãng phí nên vật chủ bị mất máu nhiều, nhanh chóng dẫn đến tình

                  trạng thiếu máu.

                        Ngoài tác hại hút máu, giun móc/mỏ còn tiết ra chất chống đông máu và

                  chất độc ức chế cơ quan tạo máu càng làm tăng tình trạng thiếu máu cho cơ thể

                  vật chủ. Trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm giun móc/mỏ kéo dài mà không

                  được điều trị, các triệu chứng thiếu máu ngày càng tăng. Người bệnh thường có

                  cảm  giác  mệt  mỏi,  khi  gắng  sức  thường  bị  đánh  trống  ngực,  ù  tai,  hoa  mắt,

                  chóng mặt, khó thở... Dấu hiệu thiếu máu biểu hiện rõ: da xanh, niêm mạc nhợt,


                                                              43
   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51