Page 34 - Tâm lý trị liệu
P. 34

+ Trắc nghiệm đánh giá toàn bộ nhân cách của Morey: PAI.


                       + Trắc nghiệm phóng chiếu Rôsarch.

                       + Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn Raven (một số trắc nghiệm trên đã

               được Việt hoá–xem phần V).


               8. Những khuynh hướng tiếp cận chính trong trị liệu tâm lý

                       Có nhiều hướng tiếp cận khác nhau trong trị liệu tâm lý: tiếp cận trị liệu

               hệ thống, tiếp cận cấu trúc–chức năng, tiếp cận hoạt động, tiếp cận nhân văn

               hiện– hiện sinh, tiếp cận động thái tâm lý và tiếp cận nhận thức–hành vi…
               Tuy nhiên chúng tôi tập trung làm rõ ba khuynh hướng tiếp cận chính trong trị

               liệu tâm lý là: tiếp cận động thái tâm lý, tiếp cận nhân văn hiện– hiện sinh và

               tiếp cận nhận thức–hành vi. Dặc biệt trình bày sâu hơn cách tiếp cận nhận

               thức–hành vi mới vì cách tiếp cận này dễ ứng dụng, thời gian trị liệu ngắn và

               hiệu quả khá rõ ràng.

                       Trị liệu tâm lý theo hướng tiếp cận động thái tâm lý


                       Khuynh hướng này xem rối nhiễu tâm lý hay rối loạn tâm thần như là

               những triệu chứng bề ngoài của những sang chấn bên trong và xung đột
               mang tính vô thức, tố bẩm không giải quyết được từ thời thơ ấu. Việc điều trị

               bằng   liệu   pháp   tâm   động   được   phổ   biến   nhất   là   liệu   pháp   phân   tâm

               (psychoanalysis) còn gọi là “trị liệu bằng trò chuyện” (Verbal therapy). Qua trò

               chuyện, nhà trị liệu giúp thân chủ thấu hiểu mối liên quan giữa chứng bệnh

               (triệu chứng bộc lộ ra bên ngoài) và những xung đột không giải quyết được bị

               che đậy bên trong (trạng thái vô thức) có từ tuổi ấu thơ hoặc quá khứ. Khi
               những xung đột bên trong được giải toả, rối nhiễu sẽ hết.


                       Trị liệu tâm lý theo hướng tiếp cận nhân văn hiện sinh

                       Cách tiếp cận này xem hành vi của con người, bất kể hành vi kém thích

               nghi hay hành vi thích đều phản ánh những cố gắng của cá nhân ở mức tự

               thực hiện (self–actualization) trong một thế giới được nhận biết theo cách

               riêng nhất của cá nhân..Mỗi cá nhân tồn tại với tư cách “con người tổng thể”

               (whole person), tham gia vào quá trình phát triển, biến đổi liên tục và đang trở
   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39