Page 33 - Tâm lý trị liệu
P. 33

7. Đánh giá kết quả trị liệu

                       Trong tâm lý học lâm sàng có hai khuynh hướng tiếp cận rối nhiễu:

               không sự dụng công cụ (tay trần) và có sử dụng công cụ (dùng test đánh giá):

                       – Những nhà tâm lý trị liệu theo phương pháp thứ nhất không dùng trắc

               nghiêm để chẩn đoán đánh giá mà chủ yếu dùng kinh nghiệm lâm sàng để

               đánh giá, dùng lời nói như là phương tiện duy nhất thực hiện nhiệm vụ trị liệu.

               Nhóm này thiên về sử dụng các tình huống trò chuyện lâm sàng nhằm tiếp

               cận thân chủ trong tính toàn bộ, tính riêng biệt.. duy nhất của cá nhân. Nhà trị
               liệu tiếp cận với thực tế ý thức của người bệnh, lập những cam kết, sử dụng

               các hình thức trung gian hoá để bộc lộ hay chuyển tải ý đồ của nhà trị liệu (trò

               chơi, tranh vẽ...) và lắng nghe sự phàn nàn về nỗi khổ của người bệnh. Sau

               đó giúp đỡ họ tìm kiếm những giải pháp riêng để thoát khỏi nỗi khổ.

                       – Những người chủ trương trị liệu lâm sàng có công cụ không phủ nhận

               quan điểm của nhóm trị liệu tay trần. Nhưng họ có khuynh hướng muốn

               ‘‘khách quan hoá” những kết quả đánh giá, sử dụng trắc nghiệm (tests) như là

               công cụ hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán phân loại rối nhiễu và đánh giá kết

               quả trị liệu. Những nhóm trắc nghiệm sau đây thường được các chuyên gia
               dùng nhiều nhất trong quá trình chẩn đoán và đánh giá kết quả trị liệu là:


                       + Trắc nghiệm đánh giá trí tuệ trẻ em của Wechsler: WISC–III.


                       + Trắc nghiệm đánh giá trí tuệ người lớn của Wechsler: WAIS–R.

                       + Trắc nghiệm đánh giá trí nhớ của Wechsler: WMS–R.


                       + Trắc nghiệm đánh giá trí nhớ nhận lại: RMT.

                       + Thang đánh giá mức độ lo hãi của Spielberger: STAI.


                       + Thang đo trầm cảm của Beck: BDI –II.

                       + Các trắc nghiệm phát hiện những rối nhiễu hành vi của Collner:

               Conners' Scales.


                       + Trắc nghiệm đánh giá kỹ năng thích ứng xã hội của Gresham: SSRS.

                       + Trắc nghiệm 16 chỉ báo (nhân tố) về nhân cách của Cattell: 16 PF.
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38