Page 211 - Tâm lý trị liệu
P. 211

“giảm xóc của chúng. Thực tế, cho thấy. những ai có bản lĩnh yếu nhất (hay lo

               lắng. nhút nhát…) và luyện tập ít nhất thì tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất.

                       Tại sao vậy? Bởi 'vì việc chấp nhận stress một cách đầy đủ sẽ giúp ta

               có khả năng điều hoà cảm xúc. Bởi vì lo lắng hay khiếp sợ mỗi khi nghĩ đến

               stress chỉ làm tăng khả năng rối loạn thần kinh chức năng. Còn tự nói với

               mình “tôi sẽ chấp nhận và đương đầu là ta bắt đầu quá trình nhận thức lại

               bản chất tình huống hay sự kiện gây stress. Nhìn nhận sự trải nghiệm stress

               chỉ là sự phản ứng của cơ thể, thực sự không có hại, thực sự không nguy
               hiểm sẽ giúp ta đủ bình tĩnh chọn lựa được giải pháp ứng phó hợp lý


                       Như vậy. một “lộ trình ứng phó có hiệu quả với stress xúc cảm có thể

               gồm các bước sau đây:

                       1. Chấp nhận: Chuẩn bị tâm lý tiếp nhận và đương đầu.


                       Thay cho việc tìm cách xua đuổi khống chế. bạn hãy để cảm giác lo âu

               sợ hãi hay bất an… đến một cách tự nhiên và quan tâm theo sát nó nhưng
               không làm cho những cảm giác stress này chi phối cái gì bạn nghĩ. và cái gì

               bạn đang hành động.


                       2. Quan sát nội tâm: Theo dõi xem cảm giác stress xúc cảm tiêu cực

               này đến và đi như thế nào. Cách tốt nhất là không đồng nhất mình với các
               trạng thái bất an của cơ thể (xem đây chỉ là trạng thái nhất thời. không phải là

               toàn bộ nhân cách). đồng thời tự tách mình ra khỏi trạng thái đó với tư cách là

               “một người lính gác” đơn thuần là chỉ chú tâm theo dõi xem cái gì đang xảy ra

               trong cơ thể. Để ý xem làm thế nào mà mức độ lo hãi tăng lên hay giảm đi.

               Lúc này bạn luôn nhớ rằng bản không phải là bản thân sự lo lắng. Càng tách

               mình ra khỏi trạng thái xúc cảml tâm lý đang trải nghiệm bao nhiêu, ta càng
               dễ quan sát và dễ thoát khỏi lo lắng.


                       3. Hành động: Hành động một cách tự nhiên. coi như sự lo hãi không

               có mặt. Hãy “giả vờ” xem tình huống lo lắng đó là bình thường như mọi tình

               huống khác. Để làm được điều này. ta hãy quán tưởng thả lỏng tất cả các cơ.
               làm cơ thể mềm ra và mọi hoạt động được quán tưởng chậm lại (hơi thở
   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216