Page 212 - Tâm lý trị liệu
P. 212
chậm lại, nhịp tim chậm lại, những hành vi khác cũng chậm lạp nhưng không
dừng lại không bỏ chạy. không lảng tránh…
4. Nhắc lại bước 1, 2, 3
Chú tâm theo dõi mọi diễn biến của cảm giác stress này cho đến tận khi
nó giảm xuống tới mức thoải thái và tiếp tục tự ám thị “hãy chấp nhận. quan
sát và hành động bất chấp mọi sự có mặt của nó”.
5. Mong muốn (Expect) một điều tót đẹp nhất sẽ xảy ra
Hãy tự nói với mình rằng cái bạn lo lắng hiếm khi xảy ra. rằng cảm giác
stress tiêu cực này sẽ qua mau thôi. Đừng chán nản khi lát sau cảm giác
buồn chán hay lo lắng lại xuất hiện. Thay vào đó cảm nhận phát hiện nơi
mình những năng lực giải quyết đương đầu với stress. Hãy nhớ rằng chừng
nào bạn còn sống thì những lo lắng–stress tiêu cực còn đến thăm bạn. Chấp
nhận sự thật này và đưa mình vào vị trí tốt hơn để sẵn sàng đương đầu khi
nó quay lại.
3. Chủ động tăng cường sức đề kháng của cơ thể
Mỗi người có thể chủ động tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng
cách tăng cường những hiệu biết về các quá trình tâm sinh lý của cơ thể
mình là hành động phù hợp với quy luật sức khỏe để cơ thể có nhiều cơ hội
lành bệnh tự nhiên.
Hiểu biết không chỉ là đọc những kiến thức sách vở mà chủ yếu là khởi
động. thực hành quá trình tự khám phá cơ thể mình (cả tâm và thể) và bảo
dưỡng các chức năng. các quá trình hoạt động của các tạng phủ (cơ quan nội
tạng). Bất kỳ sự hiểu biết. khôn ngoan nào cũng nên khởi đầu bằng sự hiểu
biết về cơ thể mình và kèm theo đó là sự làm chủ cơ thể (những thánh nhân.
các nhà thông thái. hiền triết đều đi theo con đường này).
Các chuyên gia thực hành trị liệu y – sinh – tâm lý học đều thừa nhận
rằng sự cân bằng, hài hòa hay mất cân bằng, mất hài hòa của cơ thể đều
được biểu hiện bằng sự hoạt động đồng đều hay trục trặc cảu nhịp thở và
trương lực cơ bắp. Thông qua khâu trung gian này (điều hoà hơi thở và làm