Page 206 - Tâm lý trị liệu
P. 206
dưỡng sinh này tuy đơn giản nhưng rất có hiệu quả trong việc khôi phục hệ
thống lành bệnh tự phát vốn có của cơ thể. Ngay cả trong trường hợp những
bệnh nặng, cấp buộc phải đến các bác sỹ chừa trị và phương pháp chữa trị
mang lại hiệu quả thì theo các chuyên gia y–sinh–tâm lý học. thực chất cũng
là vì “cơ chế chống bệnh trong cơ thể đã hoạt động trở lại”.
Thói quen thích dùng thuốc, thích chụp chiếu trong nhiều trường hợp
rất có hại cho cơ thể. Chính thói quen này đã vô hình chung tiếp tay phá huỷ
hệ thống tự bảo trì sức khoẻ của cơ thể. Vì cơ thể dễ “quen thuốc”. liều dùng
càng về sau càng phải cao hơn, cơ thể mệt mỏi vì hệ thống khử độc bài thải
phải làm việc quá sức những hoá chất độc không thải hết tích tụ lại trong cơ
thể (không ai biết hết những tác dụng phụ của thuốc), và đặc biệt là hệ miễn
dịch mất đi cơ hội “thực tập” tập nhiễm những khả năng mới bổ sung vào khả
năng đề kháng bẩm sinh của cơ thể.
Cho đến nay rất ít người để ý đến giai đoạn phục hồi tích cực sau khi
bệnh khỏi” bằng các quá trình xây dựng phục hồi tích cực. tăng cường các
lượng tự khỏi bệnh để hạn chế khả năng tái phát, nhất là các chứng bệnh tâm
thần vốn được xem là “dễ mắc, khó khỏi mà dễ tái phát'. Các chuyên gia trị
liệu cho rằng chiến lược chung điều trị mọi chứng bệnh tâm thần sau khi “cơn
bệnh cấp lui” đều giống nhau về nguyên tắc: đó là loại bỏ các nguyên nhân
duy trì bệnh, giúp cơ thể thải, khử các loại chất độc và khôi phục tích cực
bằng chế độ dinh dưỡng, bằng chế độ tập luyện thanh lọc tâm tư (trong đó
quan trọng nhất là luyện thở dưỡng sinh, thư giãn' và tĩnh tâm).
Chúng ta rất cần s ự q u a n tâm c ủ a nhà nước, của Bộ Y tế về những
vấn đề vệ sinh môi trường, tăng cường khả năng khám chữa của các cơ sở y
tế. Nhưng có lẽ cái cần hơn. là ý thức tự chăm sóc là tự bảo vệ sức khoẻ của
mỗi người. Vì lý,do này, chúng tôi xin giới thiệu 5 nguyên tắc bảo vệ sức khoẻ
tinh thần để mỗi người tham khảo ứng dụng vào quá trình tự kiểm soát bệnh
tật của cá nhân.
1. Tự điều chỉnh thói quen sống