Page 203 - Tâm lý trị liệu
P. 203
hay “tâm căn” (có nguồn gốc từ những rối nhiễu tâm lý). Quá trình phát sinh
bệnh lý thường là một quả trình lâu dài và' phức tạp mà nhiều khi ta chỉ chú ý
đến giai đoạn cuối của quá trình này, tức là lúc cơ thể đã phát bệnh.
Thực ra mọi loại bệnh đều có những nguyên nhân cơ bản và cơ chế
phát bệnh cơ bản là giống nhau: Đó là sự rối loạn sức chống đỡ của toàn cơ
thể do sự suy giảm hệ miễn dịch. Đó cũng là những rối nhiễu, mất cân bằng
về trao đổi chất, về các quá trình sinh hoá trong cơ thể do stress về tâm –
sinh lý mà bệnh nhân chịu dựng. Vì những rối loạn hay sự mất cân bằng này
mà cơ thể không còn khả năng tự bảo vệ. để cuối cùng vi trùng hay vi rút xâm
nhập gây bệnh. Do vậy cách duy nhất có hiệu quả đối phó với bệnh là loại bỏ
các nguyên nhân phát sinh và duy trì bệnh, đồng thời giúp khôi phục hệ thống
chống bệnh tự phát của cơ thể hoạt động trở lại. Nghệ thuật y – sinh – tâm lý
học lành bệnh trong tương lai. không chỉ nhằm chữa các chứng bệnh, mà chủ
yếu là tìm cách lập lại thế cân bằng, lập lại sự hài hoà các chức năng khác
nhau vốn có của hệ thống tự bảo trì sức khoẻ của cơ thể.
Cơ thể con người vốn được tự nhiên trang bị một loạt các hệ thống tự
bảo vệ khá hoàn hảo. Trong đó điển hình nhất là hoạt động của hệ miễn dịch.
nó không chỉ bảo vệ cơ thể khỏi sư xâm nhập của các tác nhân gây bệnh (vi
trùng. vi khuẩn…), tấn công các khối u. mà còn tham gia tích cực vào các quá
trình phục hồi sửa chữa các mô tế bào sau một chấn thương. Hệ miễn dịch
được chia thành hai loại: miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch học được (tập
nhiệm). Miễn dịch bẩm sinh liên quan đến sức đề kháng chống lại những tác
nhân gây bệnh xuất hiện từ lúc sơ sinh và nó hoạt động theo “nguyên tắc
chung”. không liên quan đến bản chất của một tác nhân gây bệnh cụ thể (bất
kể đó là vi trùng, vi rút. là tác nhân tâm lý hay vật lý). Chẳng hạn. cấu tạo giải
phẩu của con người có lớp da bảo vệ chống lại sự xâm nhập của rất nhiều
tác nhân gây bệnh (da có khả năng tiết chất nhờn có tính axít làm cho nhiều
loại nấm. vi khuẩn không hoạt động được). Đó còn là cơ chế tiết dịch của các
cơ quan như mắt tiết nước mắt. mũi tiết được mũi trong đó có chứa các chất