Page 177 - Tâm lý trị liệu
P. 177
những bằng chứng về sự suy giảm khả năng thụ cảm ánh sáng những vẫn
chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu.
Chúng tôi tiếp nhận các cháu để điều trị bằng các liệu pháp tâm lý.
Theo chúng tôi về cơ chế. để mắt nhìn được rõ. ánh sáng phải đi qua giác
mạc. thủy địch trước. lỗ đồng tử. thể thuỷ tinh (nhân mắt). thuỷ dịch sau và rơi
trên võng mạc. Đồng thời thể thuỷ tinh phải có khả năng điều tiết (thay đổi
hình dạng) để tập trung ảnh của vật thể trên võng mạc. Võng mạc chứa đựng
các tế bào cảm thụ ánh sáng phải gửi được các thông tin hình ảnh qua dây
thần kinh cảm quang về trung khu xử lý trên não. Mắt nhìn mờ. vì vậy có thể
là do những sang chấn tâm lý sau stress cấp gây ức chế chức năng hoạt
động bình thường của thể thuỷ tinh. làm cho nó không có khả năng phồng
xẹp thay đổi hình dạng. nên ảnh rơi ở phía trước và không ổn định trên võng
mạc. Khi đưa cuốn sách cách mắt 20cm, các em không đọc được nhưng đưa
lại gần hơn. cách khoảng 10 em thì các em đọc được lúc mờ lúc rõ và cảm
thấy mỏi tức mắt.
Điều trị:
Từ giả thuyết. chẩn đoán trên đây. chúng tôi lựa chọn một nhóm các
liệu pháp sau đây đưa vào chương trình trị liệu phục hồi tích cực.
1. Luyện tập thư giãn từng nhóm cơ khác nhau để chống các phản xạ
được điều kiện hoá do stress. Sau đó tập trung luyện tập thư giãn vùng mắt.
đặc biệt là cơ vân nhãn để phục hồi khả năng điều tiết của mắt. Các cháu
được hướng dẫn tập trung giãn mềm cơ. xoay cầu mắt, tự làm chảy nước
mắt. Sau đó tưởng tượng màu kết hợp với quán tưởng phồng xẹp thuỷ tinh
thể…
2. Xoa bóp toàn bộ vùng mặt và vùng phản chiếu của mắt ở tại bàn
chân. kết hợp day bấm các huyệt có liên quan đến hoạt động bình thường
của mắt nhằm kích thích phục hồi các chức năng trao đổi nội tiết của mắt.
3. Điều chỉnh điểm rơi vào đúng võng mạc: Dùng một nhóm các chữ
cái. tập trung nhìn vào đó hồi lâu. cố định điểm nhìn rõ nhất. rồi thay đổi