Page 29 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 29

B ài 2
                                     SINH Cơ HỌC





            MỤC TIÊU
             1. Giải thích các nguyên tắc cơ bản về vận động lực học.
             2. Giải thích những yếu tó liên quan đến thê đứng thẳng ở con người.




              Sinh cơ học (biomechanics) là môn học khảo sát các yếu tố của cơ học trong các
           cử động của con ngưòi.

           I. VẬN ĐỘNG Lực HỌC
              Vận  động  lực  học  là  môn  học  nghiên  cứu  những  lực  có  tác  dụng  tạo  ra,  làm
           ngừng lại, hay làm thay đổi sự vận động của vật thể.
           1.  H ướng kéo

              Người ta thừa nhận rằng, hướng kéo của cơ là hướng thảng nối liền trung tâm
           chỗ bám nguyên ủy vối trung tâm chỗ bám tận. Tuy nhiên, trong thực tế,  đa phần
           hướng  kéo  của  cơ  không  trùng  vối  hưống  chuyển  động  của  khớp  do  cơ  đó  co.
           Trưòng hợp hướng kéo của cơ lại trùng với hướng của chuyển động do cơ co -  ví dụ
           như cơ thảng bụng, cơ duỗi cổ tay quay dài và ngắn, là rất ít xảy ra trong cơ thể.

           2. Hợp lực
              Khi có nhiều cơ cùng co thì chuyển động tạo ra do sự co của các cơ đó được xem
           như là của  một lực duy nhất mà cường độ của lực đó bằng tổng hợp lực của các cơ
           thành phần.
          2.1.  Trong  trường hợp  mà  vectơ của  lực  kéo  các  cơ  song  song  vối  nhau,  cường  độ
          của hợp lực là tổng đại sô của các lực thành phần do các cơ tạo nên.  Điểm đặt của
          tổng  vectơ  sẽ  ỏ  trên  đường  thẳng,  thẳng  góc  với  hướng  của  hợp  lực  và  ở  khoảng
          cách tỷ lệ nghịch với lực của từng cơ thành phần. Ví dụ như trường hợp các cơ gập
          bàn tay, cơ thẳng bụng hai bên, cơ ức-đòn-chũm hai bên v.v...
          2.2.  Trong những trường hợp các cơ kéo xương theo hai  hướng khác  nhau,  nhưng
          không ngược  nhau hoàn toàn,  hợp lực của những lực  này biểu  thị bởi  đưòng chéo
          của  hình  bình  hành  được  dựng  lên  bằng  các  lực  này.  Ví  dụ  trong  trường  hợp  cử
          động khép cánh tay do hợp lực của cơ ngực to và cơ lưng rộng tạo nên (hình 2.1).

                                                                              27
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34