Page 25 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 25

nhóm  cơ củng cô' hay  cơ ổn  định  (fixator).  Tuy  nhiên,  trong  một  cử  động  không
          phải tất cả các nhóm cơ nêu ở trên đều phải tham gia,  mà chủ yếu là hai nhóm cơ
          là cơ chủ vận và cơ đối kháng. Ví dụ, trong cử động gập các ngón tay, nhóm cơ gập
          ngón tay (nông và sâu) là cơ chủ vận, nhóm cơ duỗi ngón tay là cơ đối kháng, nhóm
          cơ duỗi cổ tay là cơ đồng vận -  các cơ này làm tăng độ căng của các cơ gập ngón vì
          các cơ gập ngón là cơ nhiều khớp.
             Các cơ có thê là  đồng vận với nhau trong cử động này nhưng lại  là đối  kháng
          của cử động khác. Ví dụ, cơ gập cổ tay trụ và cơ duỗi cổ tay trụ. Trong cử động gập
          duỗi cô tay thì chúng là các cơ đối kháng,  trong khi cử gập khép bàn tay (cử động
          nghiêng trụ) thì chúng lại là đồng vận với nhau.




          Tự LƯỢNG GIÁ

          Câu  hỏi  lựa  chọn  (Khoanh  tròn  vào  chữ  cái  đầu  câu  trả   lời  dúng  nhất
          trong các câu sau)
          1.  Dựa vào hình thể của xương, người ta phân xương ra làm ba loại là
             A. Xương dài, xương ngắn và xương tròn.
             B. Xương dài, xương ngắn và xương dẹt.
             c. Xương dài, xương dẹt và xương tròn.
             D. Xương dài, xương dẹt và xương hỗn hợp.
         2.  Một vật thể rắn, nếu không bị ràng buộc sẽ có
             A. Ba độ tự do.
             B. Bốn độ tự do.
             c.  Năm độ tự do.
             D. Sáu độ tự do.
         3.  Khi vật thể bị cô định tại một điểm thì vật thê đó có
             A.  Ba độ tự do.
             B. Hai độ tự do.
             c. Một độ tự do.
             D. 0 độ tự do.
         4.  Tương ứng với mặt phăng đứng dọc là
             A. Trục ngang.
             B. Trục trước-sau.
             c. Trục đứng dọc.
             D. Trục thang đứng.

                                                                             23
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30