Page 31 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 31
4. Góc kéo
Một cách cơ học, sự kéo sẽ hiệu quả nhất khi cơ tác động lên xương với một góc
vuông. Hiệu quả này giảm dần khi góc kéo nhỏ lại, và một phần của lực được tách
ra (theo phép phân tích lực) dùng để kéo xương về phía khớp tiếp cận. Sự tiêp cận
của các mặt khốp tạo ra một hiệu quả là làm ổn định khớp và sự ổn định này sẽ
lớn nhất khi hưống kéo của lực cơ đi dọc theo chiều dài của xương mà nó bám vào.
Hiệu quả cơ học của lực kéo cũng giảm khi góc bám của cơ lớn hơn góc vuông.
Trong trường hợp này, khớp trỏ nên ít ổn định khi góc kéo gia tăng (hình 2.3 và
hình 2.4).
Hình 2.3. Tác dụng của góc kéo
F: Lực co cơ
f,: Lực hữu dụng gây nên chuyển động của xưong quanh khớp. Khi góc kéo a tăng thi lực f, tăng nên sự
hoạt động cơ mạnh hơn và tối đa là khi a = 90°
f2: Lực làm ổn định khớp, lực này tăng dần lên khi a càng giảm và toàn bộ lực co cơ trà thành lực để ổn
định khớp khi hướng kéo của lực nằm trùng với xương, có nghĩa là khi a = 0°
Hình 2.4. Sơ đõ góc kéo của cơ cánh tay quay
ab: Hướng kéo của cơ cánh tay-quay;
ac và bc: Hai nửa lực kéo của cơ này, điểm a được kéo về điểm b với một lực như điểm b được kéo về
điểm a;
ad và ae là lực thành phẩn của ac trong đó
ad là lực hữu dụng và ae là lực ổn định khớp;
bg và bh là lực thành phần của bc và bg là lực hữu dụng trong khi bh là lực ổn định khởp
t
Sơ đồ cho thấy cơ cánh tay-quay họp với xương cẳng ay một góc nhỏ hơn so vối góc hợp với xương
cánh tay; do đó lực ad lớn hơn lực bg nhiều trong khi bh lại rất lớn so với ae
29