Page 33 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 33
vối cánh tay đòn của lực này. Cánh tay đòn này là một độ dài có thế thay đối, phụ
thuộc vào vị trí của phân đoạn này vối phân đoạn kia tiếp khỏp vối nó. Ví dụ, tùy
mức độ gập của khốp gối, gân của các cơ đi ở mặt sau khốp, đặc biệt là các cơ ụ
ngồi-cẩng chân, hơi lùi ra phía sau khâp. Như vậy, cánh tay đòn lực của những cơ
này tăng lên khi gập cẳng chân gần tối góc vuông, rồi sau đó giảm đi.
Một số lớn những cấu tạo khác nhau, như tất cả những lồi xương mà các cơ
bám tận vào, tất cả những củ (tuberosity), mấu (tuberculum), mào (crest), những
chỗ gồ ghề và những mỏm (apophysis) đểu tạo điều kiện cho cánh tay đòn của lực
cơ lớn lên và do đó làm tăng mômen quay của chúng. Những xương vừng (sesamoid)
cũng thuộc về loại cấu tạo này. Xương vừng lón nhất là xương bánh chè. Nhò nó
mà cánh tay đòn của lực cơ tứ đầu đùi được tăng lên (hình 2.6).
Hình 2.6. Xương bánh chè làm tăng cánh tay đòn cho lực ca tứ đẩu dùi
1. Xương bánh chè; 2. Dây chằng bánh chè; 3. Hinh chiếu của trục ngang khớp gối;
Mũi tên: hướng của lực cơ tứ đẩu đùi
7. Đ òn bẩy
Đòn bay (lever) là một thanh cứng (bar), có khả năng quay quanh một điểm
cô' định gọi là điểm tựa (fulcrum). Công được tạo ra khi có một lực tác động vào
một điểm trên đòn bẩy, đối trọng vối một lực khác là trọng lượng tác động ở điểm
thứ hai của đòn bẩy. Đoạn thẳng góc hạ từ điểm tựa xuống phương của lực được
gọi là cánh tay đòn lực (force’s arm) và từ điểm tựa xuống phương của trọng
lượng được gọi là cánh tay đòn trọng lượng (weight’s arm), thường được gọi là
cánh tay đòn cản.
31