Page 21 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 21

cơ ỏ xa điểm tựa của đòn bẩy mà chúng tác động nên, chúng có thế triôn khai một
          lực  khá  lân  khi  căng  cơ  không  cao.  Chính  vì  thế mà  không  dễ  mệt  mỏi.  Chúng
          triển  khai  lực  vâi  tốc độ tương đối  nhỏ và  thường bao  gồm  những sợi cơ ngắn.  Sô
          lượng  sợi cơ  trong  một  đơn  vị  vận  động  (cùng  được  chi  phối  bởi  một  tô  bào  thần
          kinh) của loại cơ này là lốn.
          2.2.  Các  cơ khéo  léo có diện bám nguyên ủy và bám  tận  nhỏ,  gần  điếm  tựa  đòn
          bẩy  mà  chúng  tác  động.  Chúng  tác  động  vối  lực  căng  cơ  lớn  và  chóng  mệt  mỏi.
          Chúng bao  gồm những sợi cơ dài  và có thể  tác động bằng những phần  riêng biệt,
          thực hiện được những dạng khác nhau của động tác. Đó là những cơ cho phép làm
          được những động tác khéo léo và nhanh.  Sô' lượng sợi cơ của một đơn vị vận  dộng
          là ít.

          3. C ấu tạ o  c ủ a cơ
              Tất cả các cơ xương đều cấu tạo bởi tổ chức cơ vân  (striate  muscle).  Cơ là đơn
          vị cơ bản về giải phẫu học của hệ thống cơ.  Mỗi một cơ được cấu tạo bởi những bó
          sợi cơ vân.
              Các sợi cơ tạo thành phần thịt ở giữa cơ là bụng (venter) hay thản (corpus) của
          nó. Phần này bám vào xương nhờ phần gân (tendon) của cơ. Tất cả các gân dược cấu
          tạo bởi các sỢi tạo keo và được phân biệt bởi sức chống đõ cao khi bị kéo giãn. Những
          gân rộng của các cơ có hình dạng rộng và mỏng như cơ chéo bụng thì được gọi là cản
          (aponeurosis),hay nói cách khác, cân là các gân cơ bị kéo giãn mỏng.  Những mạc cơ
          dày lên, nằm ỏ dưới da mặt gan tay và mặt gan chân cũng được gọi là cân.
              Mạc  (fascia)  là  những  màng  xơ bao  phủ cơ  và  những  nhóm  cơ.  Ý  nghĩa  của
          mạc  trong  hệ  vận  động  rất  lớn.  Che  phủ  các  cơ  và  bám  vào  xương,  các  mạc  này
          tạo thành một dạng phụ trợ cho bộ xương.  0   một vài chỗ, các mạc được dùng làm
          chỗ bám nguyên ủy cho cơ;  ở chỗ khác chúng là những cấu tạo đê cho các cơ bám
          tận vào.  Những chỗ dày lên được hình thành bổi các mạc giũa các nhóm cơ mang
          tên là vách gian cơ (intermuscular septum) cũng được dùng làm chỗ bám nguyên
          ủy cho cơ.

          IV. SINH LÝ C ơ
              Đặc  tính  chức  năng  cơ bản  của  tổ chức  cơ  là  tính  co  rút  (contractility).  Tính
          này phụ thuộc vào khả năng thay đổi độ dài của những sợi nhỏ -  nhũng tơ cơ -  ở
          trong những tổ chức này.  Chúng khi thì ngắn lại và dày lên (co rút), khi thì dài ra
          và  mỏng đi  (giãn  ra).  Có ba  loại tô chức cơ là cơ trơn,  cơ vân  và cơ  tim.  Chúng ta
          chỉ khảo sát cơ vân hay còn gọi là cơ xương.
              Tôi chức cơ vân có những vân ngang đặc trưng có thể nhìn thấy được dưói kính
          hiển vi. Tổ chức cơ vân tham gia cấu tạo nên các cơ làm cho bộ xương chuyển động


                                                                               19
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26