Page 22 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 22
nên còn được gọi là tổ chức cơ xương (skeletal muscle), về chức năng, nó hoạt động
theo ý muốn do sự co và giãn của nó lệ thuộc vào ý muốn của con người, dù ráng
không phải bao giờ cũng hoàn toàn như vậy.
Những sợi cấu tạo nên tổ chức cơ vân và là đơn vị cấu tạo của tổ chửc này, vể
hình thái, nó giông như những hình trụ rât dài. Môi một SỢI cơ có bào tương (cơ
tương- myoplasma), một màng có hai lớp (màng cơ), một sô lổn nhân. Một so SỢI co
có chứa môt lượng lớn cơ tương (sợi cơ đỏ) hoặc một sô lượng cơ tuơng Ít hơn nhicu
(sợi cơ trắng). Những sợi cơ đỏ co chậm hơn nhưng ít bị mệt moi hơn sỢi cơ trăng.
Đây là câu trúc của loại cơ mạnh. Những sợi cơ trăng có tính kích thích nhanh
nhạy hơn nhưng lại rất mau mệt. Đây là đặc trưng của nhóm cơ khéo.
1. T rư ơng lực cơ
Cơ sống có khả năng co giãn và đặc trưng bởi một trạng thái đặc biệt là sự
càng liên tục, không theo ý muốn và được gọi là trương lực (tonus). Người ta
thường phán đoán mức độ của trương lực theo độ chắc của cơ. Các cơ chống lại sự
kéo giãn bằng trương lực của chúng.
Trương lực được điểu hòa bởi hệ thần kinh trung ương và có đặc tính phản xạ,
tức là phụ thuộc vào những xung động (của cơ quan cảm thụ bản thể) nằm ngay
trong cơ, đặc biệt là khi nó giãn ra. Khi cắt những dây thần kinh chạy tới cơ thì cơ
sẽ bị liệt và trương lực của nó giảm.
2. Các trạ n g th á i củ a cơ
Người ta phân biệt hai trạng thái cơ bản của cơ: co và thả lỏng. Trong mỗi
trạng thái này, cơ có thể ngắn lại, dài ra hoặc chiều dài của cơ không thay đổi.
2.1. Trạng thái cơ co và ngắn lại. Chỗ bám nguyên ủy và bám tận nhích lại gần
nhau, bụng cơ dày lên nhiều, cơ chắc lại khi sờ nắn.
2.2. Trạng thái cơ co và dài ra. Chô bám nguyên ủy và bám tận cách xa nhau tôi
đa, cơ giãn ra, biểu hiện đặc biệt ở hình dạng của bụng cơ, nó chắc lại khi sờ nắn.
2.3. Trạng thữi cơ co nhưng đọ dữi cuữ cơ không đôi, CHỖ bám nguvên ủy và
chỗ bám tận của cơ chiếm một vị trí trung bình (được xem là vị trí khởi điểm trong
giải phẫu học), cơ chắc lại khi sò nắn nhưng hình dạng của bụng cơ thay đôVrất ít.
2.4. Trạng thái cơ thả lỏng và ngắn lại. Chỗ bám nguyên ủy và chỗ bám tận
nhích lại gần nhau, cơ mềm khi sà nắn và võng xuống do chính trọng lượng của nó
mặc dù có sự hiện diện cùa trương lực.
2.5. Trạng thái cơ thả lỏng và dài ra. Chỗ bám nguyên ủy và bám tận xa cách
nhau tối đa, cơ giãn ra, trương lực của nó tăng lên nhiều theo phản xạ - phản xa
kéo giãn (stretching reflex) - nhưng toàn bộ cơ tương đối mềm khi sờ nắn
20