Page 23 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 23
2.6. Trạng thái cơ thả lỏng nhưng độ dài của cơ không dôi. Chỗ bám nguyên
ủy và bám tận ở vị trí trung bình. Cơ thả lỏng, mềm khi sờ nắn và hơi võng xuông
do kết quả tác động của chính trọng lượng của nó. Trọng lượng này được khắc phục
bởi trương lực của cơ.
Lưu ý trạng thái co và hoạt động của cơ cũng có hai đặc tính. Trong trường hợp
nào đó, cơ co nhưng không có một chuyển động nào xảy ra do kết quả của sự co cơ
này, chiều dài của toàn cơ không đổi. Sự hoạt động như vậy của cơ mang tính chất
tĩnh (static) và được gọi là sự căng cơ (tightening) hay là sự co cơ đắng trường
(isometric contraction). Trong những trường hợp khác, khi co thì xảy ra chuyển
động. Chiểu dài của cơ thay đổi. Sự hoạt động của cơ mang tính chất động
(dynamic) và được gọi là sự co cơ đẳng trương (isotonic contraction). Trong sự co cơ
đảng trương này, nếu sợi cơ ngắn lại, điểm bám nguyên ủy và bám tận gần lại
nhau hơn thì được gọi là sự co cơ hướng tâm (concentric contraction); ngược lại,
nếu sợi cơ dài ra, chỗ bám nguyên ủy và bám tận tách xa nhau thì đó là sự co cơ ly
tâm (excentric contraction).
3. Cơ m ột k h ớ p - cơ n h iề u khớp
Hình 1.10. Cú di qua bên cạnh một hay nhiều khớp
1. Cơ một khớp (cơ khuỷu); 2. Cơ hai khớp (cơ thẳng đùi); 3. Cơ nhiều khớp (cơ gập dài ngón chân)
Người ta thừa nhận phân chia các cơ ra thành cơ một khớp và cơ nhiều khớp.
Cơ một khốp chỉ đi qua bên cạnh một khớp —ví dụ cơ sấp tròn, trong khi cơ nhiều
khớp là cơ băng qua từ hai khớp trở lên - ví dụ cơ gập các ngón tay sâu. Mức co tối
21