Page 17 - Giải phẫu chức năng hệ vận động + hệ thần kinh
P. 17

III. c ơ  BẮP HỌC (myology)
             Khả nâng co rút ỏ một mức độ nào đấy là đặc tính của tê bào ỏ tất cả các loại
          tố chức.  Nhưng về mặt này, tổ chức cơ được phân biệt bởi tính hoạt động đặc biệt.
          Vì thế,  trong tất cả các loại chuyên động mà người ta quan sát dược  trong thê giới
          động vật —như chuyển  động dạng amip, chuyên  động rung và chuyên  động bàng

          cơ -  thì chuyển động bàng cơ là loại biệt hoá nhất.
             Các cơ có ý nghĩa quan trọng nhất trong hoạt động sống của cơ thê.  Chúng có
          ảnh hưỏng trên tất cả các hệ thống và cấu tạo. Sự chuyến động của bộ xương và sự
          di chuyển chủ động của cơ thế trong không gian được thực hiện do kết quả của sự
          co cd, gây ra bởi những xung động từ hệ thần kinh truyền tới. Được điều hòa bởi hộ
          thần kinh trung ương, hoạt động của cơ bảo đảm khả năng làm những dộng tác da
          dạng  nhất:  thở,  nhai,  đổi  nét  mặt,  lao  động,  thể  thao...  Chính  sự  duy  trì  tư  thế


          thảng đứng của cơ thế’ trong không gian —tư thế đứng thắng —rất đặc  trưng cho
          con người cũng không the thiếu sự tham gia của các cơ, vì ràng chỉ có các cơ mối có
          thể  bảo  đảm  giữ  những  xương  này  ở  trạng  thái  bất  động  so  với  các  xương  khác
          trong tư thế thẳng đứng của toàn cơ thể.
             Các cơ là những cơ quan cùng vối hệ  thần  kinh  họp  lại  thành  một  thê  không
          tách rời được. Trong các cơ có những đầu tận cùng của các dây thần kinh vận động
          mang những xung động từ hệ thần kinh trung ương tới gây hưng phấn và co cơ. Sô
          lượng  sợi  cơ  được  một  tê  bào  thần  kinh  vận  động  chi  phối  họp  lại  vối  nhau  tạo
          thành đơn  vị vãn  dộng (motor unit).  Các cơ cũng còn nhận những xung động từ
          hệ  thần  kinh  đê  điều  hòa  trưởng  lực của  chúng.  Trong  cơ  còn  có  những  đầu  tận
          cùng cảm giác thu nhận ở đây và dẫn truyền từ cơ đi những kích thích về cảm giác
          như nhiệt độ, đau và cả những kích thích phụ thuộc vào trạng thái của cơ vào mức
          độ  mệt  mỏi  của  nó  vào  điều  kiện  nuôi  dưỡng...  Những  kích  thích  xuất  hiện  tùy
          thuộc vào mức độ căng của cơ vào mức độ co hay giãn của nó họp thành một nhóm
          đặc biệt của những kích thích này và được gọi là kích thích bản thể (proprioceptive
          stimulation).  Vai trò của những kích thích được thu nhận trong cơ bởi những đầu
          tận cùng thần kinh cảm giác là rất lớn. Nhờ có chúng mà thực hiện được khả năng
          làm những động tác phối hợp, hiệp đồng giữa các nhóm cơ riêng biệt thông qua hộ
          thần kinh. Sự thu nhận những kích thích này cho phép ta có cảm giác về vị trí của
          những phân  đoạn  này của  cơ  thể  so với những  phân  đoạn  khác,  nó  cũng  giúp  ta
          định hướng được trong không gian.
          1.  T ên  c ủ a  cơ

             Đe gọi tên các cơ người ta chấp nhận sử dụng cả một loạt dấu hiệu:
          1.1.   Goi  tên  theo  hình  thê  ngoài  của  chúng',  cơ  đenta.  cơ  trám,  cơ  vuông  cd
          thang...


                                                                              15
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22