Page 134 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 134

thước trường chiếu tại đó đo được là 5 mm. Nếu trong quá trình điều trị áp dụng
               chế độ kiểm tra và hiệu chỉnh thì sẽ tránh được sai số 5 mm.
                     Có một số tài liệu đã khuyến cáo rằng sai số hệ thống qua kiểm tra chi tiết
               mọi thông số trước khi điều trị bệnh nhân sẽ làm giảm các sai số ngẫu nhiên.
               Điều quan trọng đối với kỹ thuật 3-D CRT là phải tạo dựng và duy trì được khả
               năng tái tạo chính xác tư thế bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Tài liệu còn
               cung cấp những thông tin về hiệu chỉnh sai số khi xác định mép đường biên của
               các vùng thể tích CTV và PTV. Ngoài ra, cũng phải quan tâm tới sự thư giãn cần
               thiết cho bệnh nhân trong mỗi lần chiếu xạ. Nếu mép đường biên vùng thể tích
               CTV và PTV rất sát nhau thì cần lặp lại port film và tùy theo vị trí giải phẫu được
               chiếu xạ cần phải chú ý đến tư thế bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị sao cho
               vị trí thể tích bia và thể tích vùng ngoại vi không bị ảnh hưởng. Chẳng hạn khi xạ
               trị ung thư tuyến tiền liệt, điều quan trọng là phải giữ cho thể tích bàng quang
               được căng đầy thường xuyên và vị trí trực tràng không thay đổi. Với ung thư
               phổi, sẽ có sự di động của khối u theo nhịp thở nên cần phải sử dụng thiết bị
               không chế và điều khiển hoặc dùng dụng cụ ép cơ hoành v.v..
                     Kỹ thuật xạ trị càng phức tạp bao nhiêu thì nguy cơ sai số càng tăng bấy
               nhiêu. Để đảm bảo chất lượng, người ta khuyến cáo rằng cần phải tiến hành kỹ
               thuật đo liều in-vivo ngay trước buổi điều trị đầu tiên cho từng bệnh nhân cụ thể.

               4. Chương trình kiểm soát và đảm bảo chất lượng xạ trị
                   Để triển khai an toàn kỹ thuật xạ trị 3-D CRT, điều quan trọng là phải triển
               khai đồng bộ được chương trình QA-QC xuyên suốt toàn bộ quá trình từ khâu CT
               Sim cho đến giai đoạn cuối cùng là phát tia tại máy điều trị. Trong quá trình này
               đều có liên quan đến toàn bộ các thành viên của đội ngũ chuyên môn. Mỗi thành
               viên cần phải nhận thức rõ vai trò công việc của mình có tác động đến kết quả
               chung như thế nào. Sau đây là những nguyên tắc bắt buộc trong chương trình
               QA-QC mà mỗi cơ sở cần thực hiện cho từng loại thiết bị.

               4.1. Máy CT mô phỏng
                     Những chuyển động cơ khí của bàn bệnh nhân phải được kiểm tra thường
               xuyên về độ vững chắc và tính ổn định của nó, nhất là khi chụp cắt lớp xoắn ốc.
               Sự trùng khít ánh sáng của hệ LASER định vị là hết sức quan trọng. Hàng ngày
               phải kiểm tra lại để khẳng định độ chính xác của giao điểm  các đèn LASER này.

               4.2. Hệ thống lập kế hoạch xạ trị
                   Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật TRS-430 của IAEA trình bày rất đầy đủ, chi tiết
               về các bước tiến hành commissioning và QA cho hệ RTPS. Đây là điều đặc biệt
               quan trọng đối với máy gia tốc được trang bị hệ MLC vì nó liên quan trực tiếp
               đến mô hình phân bố liều lượng và hình dạng các chùm tia. Có một số hệ thống
               TPS cài đặt chương trình tính toán cho hệ MLC một cách thường quy giống như
               hệ collimator với  các jaw kinh điển (chẳng hạn hệ thống máy của hãng Elekta,
               Varian).  Trong  những  trường  hợp  như  vậy,  phải  quan  tâm  đến  đảm  bảo  chất
               lượng về các yếu tố như số lượng và độ dày mỗi lá của MLC, về độ rộng của các
               rãnh, khía giữa các lá, về mô hình tạo dạng chùm tia v.v.. vì tất cả đều có ảnh
               hưởng đến độ  truyền  và suy giảm cường  độ  chùm tia. Với máy gia tốc  xạ  trị


                                                           134
   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139