Page 133 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 133
lượng tại những điểm bị che khuất về mặt hình học sẽ trở thành một vần đề vì đôi
khi những điểm này lại rất có ý nghĩa thực tế. Do đó, mô hình phân bố liều lượng
trong những trường hợp tương tự sẽ đòi hỏi khả năng đáp ứng của hệ thống máy
gia tốc xạ trị cũng như phần mềm ứng dụng, đặc biệt là hệ số suy giảm liều lượng
qua phần cuối của các lá MLC và các JAW của collimator.
3.4.2.3. Các máy trạm
Số lượng các máy trạm được yêu cầy tùy theo cơ cấu tổ chức của cơ sở xạ trị.
Điều quan trọng là phải làm sao có đủ hoặc tối thiểu số lượng các máy trạm để
đáp ứng nhu cầu công việc của đội ngũ cán bộ chuyên môn. Khi nhu cầu về dữ
liệu của kỹ thuật 3-D CRT tăng lên thì số lượng các máy trạm cũng phải tăng
theo. Thông thường, để đáp ứng nhu cầu thực tế người ta khuyên cáo mỗi máy xạ
trị cần ít nhất 2 máy tính trạm.
3.5. Truyền thông tin, dữ liệu sang máy điều trị
Một khi kế hoạch xạ trị đã được lựa chọn và phê duyệt thì mọi chi tiết liên
quan đến thông số kỹ thuật sẽ được truyền sang máy điều trị. Nếu có khả năng thì
nên sử dụng hệ thống R&V để kiểm soát máy điều trị. Nói chung, việc truyền dữ
liệu qua mạng điện tử của cơ sở xạ trị. Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra
rằng nhiều sai số đã được hạn chế do sử dụng hệ thống truyền dữ liệu qua mạng
điện tử. Tuy nhiên, dù sử dụng mạng qua cổng DICOM RT thì sự cẩn trọng vẫn
được cảnh báo vì đôi khi các thông tin nhận được thông qua một số máy trạm và
dưới nhiều dạng format khác nhau. Đặc biệt là với hệ thống MLC thì hệ R&V là
bắt buộc vì kỹ thuật này có rất nhiều dữ liệu liên quan đến các thông số quan
trọng. Người ta khuyến cáo rằng nên in kết quả kỹ thuật xạ trị được chọn ra giấy
vì trên đó sẽ bao gồm hình dạng các chùm tia cùng rất nhiều thông số kỹ thuật
khác tiện lợi cho việc đối chiếu, kiểm tra… Để ngăn ngừa tối đa sai sót trong quá
trình truyền thông tin, hệ thống mạng phải được trang bị chương trình chống
virus.
3.6. Kiểm tra thông tin và thực hành điều trị
Với yêu cầu của bản thân kỹ thuật xạ trị 3-D CRT, độ chính xác về mặt hình
học của phân bố các chùm tia và sự cố định vị trí cũng như tư thế bệnh nhân đòi
hỏi rất khắt khe. Điều luôn luôn cần lưu ý là phải giảm tối đa sự tổn hại của các
mô lành thuộc vùng thể tích bị chiếu xạ. Trong trường hợp khó, nghĩa là bệnh
nhân có hình dạng đặc biệt thì cố gắng giữ cho vùng thể tích điều trị (Treated
Volume) không bị thay đổi còn mép đường biên vùng thể tích bia (Target
Volume) có thể lấy rộng hơn. Nếu mép đường biên của vùng thể tích điều trị sát
với vùng thể tích bia và khó đặt tư thế bệnh nhân thì nên sử dụng các chùm tia
không cùng mặt phẳng.
Do vậy, yêu cầu quan trọng đối với kỹ thuật 3-D CRT là phải quan tâm tới
sự kiểm tra và đảm bảo độ chắc chắn trước khi tiến hành điều trị. Mọi cán bộ
chuyên môn phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của các sai số hệ thống và
sai số ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình điều trị. Trong nhiều tình huống, sai số
lớn nhất vẫn là tư thế bệnh nhân và vị trí đo, chuẩn liều bức xạ. Trường hợp tư
thế bệnh nhân thì có thể ngăn ngừa và giảm thiểu qua kiểm tra trên simulator.
Thực tế đã chứng minh, sai số về vị trí, tư thế bệnh nhân có thể là 2 mm, nhưng
khi kiểm tra trên simulator, vẫn cùng vị trí đó thì lại là 3 mm và vì thế sai số kích
133