Page 127 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 127
Đánh giá tiên lượng bệnh nhân, quyết định điều trị:
Bác sĩ xạ trị (BSXT)
Quyết định phương thức cố định bệnh nhân: BS XT
Thao tác quy trình cố định: Kỹ thuật viên xạ trị - KTV
Tư vấn chuyên môn: Kỹ sư vật lý (KSVL)
Truyền, nhận dữ liệu hình ảnh: Kỹ thuật viên xạ trị
Xác định các vùng thể tich liên quan: BSXT
Lập kế hoạch điều trị: KS VL (hoặc KTV)
BS XT
Quyết định kế hoạch điều trị đã lập: BS XT
Kiểm tra kế hoạch điều trị đã chọn: KS VL
Truyền thông tin, dữ liệu sang máy điều trị:
KSVL hoặc KTV Vật lý
Tại máy điều trị, kiểm tra các thông số được truyền:
KSVL và KTV xạ trị
Kiểm tra tư thế bệnh nhân và các thông số chùm tia:
BS XT và KSVL
Thực hành phát tia điều trị: KTV xạ trị
(KSVL nên có mặt tại buổi điều trị đầu tiên).
Hình 14.1. Quy trình điển hình xạ trị bằng kỹ thuật 3-D CRT
Tuy nhiên, người ta khuyến cáo nên dùng mặt bàn điều trị được cấu tạo bằng
loại vật liệu đủ độ cứng trong mọi hoàn cảnh. Mỗi khi dùng dụng cụ cố định thì
nên gắn chắc chắn vào một vị trí nào đó trên mặt bàn. Điều này tránh cho những
sai lệch có thể xảy ra vì mặt bàn bị lún, võng do trọng lượng của bệnh nhân, đồng
thời cho phép hệ thồng R&V đưa ra những chỉ số tin cậy để thao tác đặt bệnh
nhân mỗi ngày trong suốt quá trình điều trị. Để đàm bảo độ chính xác và tin cậy
hơn cho những trường hợp khối u vùng sọ, nên sử dụng bộ cố định 5 điểm. Cũng
cần nhấn mạnh rằng, nếu không sử dụng hệ thống cố định thì cần hết sức lưu ý để
tính đến sự cử động của bệnh nhân khi xác định mép đường biên xung quanh thể
tích PTV. Cố định tư thế bệnh nhân trong quá trình chiếu xạ luôn được xem là
khâu quan trọng thì việc áp dụng kỹ thuật 3-D CRT với từng mức độ phức tạp
khác nhau đòi hỏi càng chặt chẽ hơn ngay từ bước chụp CT đến máy điều trị.
127