Page 122 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 122

thiết của các khâu kỹ thuật trong triển  khai chương trình 3-D CRT phải được
               đồng bộ và hoàn thiện đến mức nào. Những mắt nối trong sợi dây xích bao gồm:
               •  Sự định vị chuẩn xác tư thế bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị
               •  Khả năng áp dụng các ảnh chụp cắt lớp theo 3-D để xác định thể tích khối u thô
                 (GTV), thể tích bia lâm sàng (CTV), thể tích bia lập kế hoạch (PTV) và thể tích
                 các tổ chức nguy cấp liên quan trong lập kế hoạch (PRV).
               •  Hệ thống phần mềm sử dụng trong lập kế hoạch xạ trị theo 3-D để lựa chọn các
                 thông  số  chùm  tia  (kích  thước,  hướng,  trọng  số  v.v..)  và  khả  năng  thể  hiện
                 beam’s-eye-view (BEV) của nó.
               •  Quá trình lập kế hoạch, phân bố các chùm tia, tính toán liều lượng theo 3-D đối
                 với các vùng thể tích liên quan như PTV, PRV.
               •  Đánh giá sự tối ưu của kế hoạch đã được lập về mặt sinh học bằng cách sử
                 dụng biểu đồ thể tích liều lượng (DVH), về xác suất kiểm soát khối u (TCP) và
                 xác suất biến chứng các mô lành (NTCP).
               •  Mạng truyền thông tin, dữ liệu sang máy điều trị.
               •  Phương thức kiểm tra tư thế bệnh nhân, vị trí chùm tia và đo liều kiểm tra trước
                 điều trị...
               •  Chương trình kiểm soát và đảm bảm chất lượng điều trị (QA- QC).

               2. Cơ sở lâm sàng áp dụng kỹ thuật xạ trị theo hình dạng khối u (3D-CRT)
                     Những ý tưởng về phân bố liều hấp thụ, bằng cách nào đó tối ưu tại thể tích
               u (bia) theo không gian 3-D luôn được các nhà chuyên môn quan tâm. Từ việc
               tạo dạng chùm tia theo hình thái tự nhiên của khối u đến cách sử dụng chia nhỏ
               một trường chiếu thành vô số các trường nhỏ theo nhiều góc độ và trọng số khác
               nhau. Để có thể thực hiện được kỹ thuật này những thiết bị trợ giúp cũng phải
               được trang bị đầy đủ và đồng bộ, chẳng hạn máy CT Sim, hệ thống máy tính lập
               kế hoạch (RTPS), gồm cả phần mềm chuyên dụng, tốc độ xử lý thông tin v.v..
               Nghĩa là RTPS phải có khả năng tính phân bố liều theo không gian 3-D, có khả
               năng thực hiện chức năng tái tạo các hình ảnh kỹ thuật số (DRR) và biểu đồ thể
               tích liều lượng (DVH). Sẽ là lý tưởng nếu như cơ sở xạ trị được trang bị loại máy
               gia tốc với hệ collimator đa lá - MLC để triển khai kỹ thuật 3-D CRT.
                     Mục đích của 3-D CRT là tạo được vùng phân bố liều hấp thụ cao tại thể
               tích bia và do đó giảm liều có hại cho các tổ chức lành bao quanh, qua đó sẽ làm
               giảm các hiệu ứng phụ hoặc biến chứng muộn, tăng xác suất kiểm soát khối u và
               cải thiện kết quả điều trị. Những bệnh phổ biến nhất thường áp dụng kỹ thuật 3-D
               CRT ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi. Chi phí ban đầu cho triển khai 3-D
               CRT thường cao hơn nhiều so với kỹ thuật 2-D kinh điển. Nhưng mặt khác, việc
               loại bỏ những khối che chì thường dùng trước đây bằng MLC có thể tiết kiệm
               được tới 20% - 30% thời gian điều trị. Mặc dù chi phí ban đầu có vẻ tốn kém hơn
               nhưng nếu xét về kết quả điều trị được cải thiện thì kỹ thuật này sẽ làm giảm tổng
               chi phí chữa trị, chăm sóc bệnh nhân.

               2.1. Những yêu cầu tối thiếu về trang thiết bị khi triển khai kỹ thuật xạ trị
               •  Các trang thiết bị phục vụ điều trị theo kỹ thuật kinh điển.
               •  Đầy đủ các thiết bị chẩn đoán hình ảnh phục vụ chẩn đoán và phân loại giai
                 đoạn bệnh.


                                                           122
   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127