Page 125 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 125

thước tương ứng của chùm tia so với khối u. Ngoài ra, nếu máy gia tốc cũng
               không thuộc thế hệ MLC để thực hiện kỹ thuật xạ trị 3-D CRT thì cần phải chế
               tạo các khối che chắn cho từng bệnh nhân riêng biệt bằng những vật liệu đặc biệt.
               Theo những nguyên tắc đó, máy cobalt-60 cũng có thể sử dụng để triển khai kỹ
               thuật 3-D CRT thậm chí IMRT.

               2.8. Hệ thống mạng kiểm tra và lưu giữ thông tin điều trị
                     Khi sử dụng máy gia tốc được trang bị MLC thì hệ thống R&V là rất cần
               thiết để có thể đảm bảo rằng việc triển khai điều trị bệnh nhân mỗi ngày được
               thực hiện hoàn toàn đúng như kế hoạch đã lựa chọn. Việc này nhằm đảm bảo
               chắc chắn rằng trong quá trình truyền thông tin dữ liệu từ hệ thống lập kế hoạch
               sang máy điều đã không có sai sót, dù nhỏ nào xảy ra. Hệ thống mạng thông tin
               điện tử truyền dữ liệu từ các thiết bị chẩn đoán hình ảnh, từ CT Sim ... sang hệ
               thống lập kế hoạch điều trị RTPS và sau đó sang máy điều trị cần phải tương
               thích  với  chuẩn  DICOM  (Digital  Imaging  and  Communication  in  Medicine);
               DICOM-RT. Nếu không được trang bị hệ thống mạng kiểu như vậy thì có thể sử
               dụng phương thức khác thay thế, chẳng hạn như  CD-ROM.

               2.9. Đào tạo cán bộ chuyên môn
                     Quá trình lập kế hoạch điều trị theo kỹ thuật 3-D CRT thường  được tiến
               hành theo trực quan nhằm tối ưu hóa sự phân bố liều hấp thụ tại mỗi vùng và theo
               hình dạng của thể tích bia. Tuy nhiên, với nhiều vị trí khác nhau của một số khối
               u, quá trình lập kế hoạch có thể tiến hành một cách thuận lợi hơn bằng cách chỉnh
               sửa kế hoạch trên bệnh nhân có những chỉ số tương tự. Việc điều trị bệnh nhân
               theo 3-D CRT đòi hỏi có sự hiểu biết về chuyên môn khác biệt so với kỹ thuật
               kinh điển là 2-D. Do đó, nếu không có chương trình đào tạo đầy đủ về quy trình
               3-D CRT cho đội ngũ chuyên môn thì có thể sẽ dẫn đến nhiều sai lệch, nguy hại
               cho bệnh nhân. Vì vậy, đội ngũ chuyên môn bao gồm cả các bác sĩ xạ trị, kỹ sư
               vật lý và các kỹ thuật viên (vận hành thiết bị, đo liều, lập kế hoạch điều trị...) phải
               được đào tạo, huấn luyện một cách cơ bản và chuyên sâu về mọi khía cạnh liên
               quan chuyên môn cũng như những sai số có thể xảy ra trong quá trình xạ trị.

               3. Quy trình kỹ thuật xạ trị theo hình dạng khối u
                     Phần này đề cập nội dung thực hành lâm sàng của chương trình xạ trị theo 3-
               D CRT. Có nhiều khâu kỹ thuật đòi hỏi phải thực hiện trong chương trình này.
               Hình 1 giới thiệu sơ đồ khối bao gồm  các bước cơ bản của quy trình kỹ thuật 3-
               D CRT. Nhiều chi tiết có thể khác nhau giữa các trung tâm, tuy nhiên những
               minh họa trong sơ đồ giúp cơ sở xạ trị đó có thể tham khảo, tiến hành thực hiện.
               3.1. Đánh giá bệnh nhân
                     Bước đầu tiên trong quy trình là đánh giá và quyết định xem bệnh nhân có
               thể được điều trị như thế nào. Trong quá trình đánh giá tất cả các khâu chẩn đoán,
               xét nghiệm khác nhau được tiến hành để xác định tình trạng, cũng như giai đoạn
               bệnh. Những yếu tố đó bao gồm chẩn đoán hình ảnh, các xét nghiệm cơ bản về
               sinh hoá hay những thông tin về mô bệnh học v.v.. để giúp xác định loại bệnh,
               giai đoạn bệnh cũng như mức độ xâm lấn của khối u. Việc quyết định xạ trị cho
               bệnh nhân cần do tiểu ban chuyên môn thực hiện.


                                                           125
   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130