Page 113 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 113

nhằm khắc phục tình trạng cử động của bệnh nhân đã được Wang và cộng sự giới
               thiệu .

               2.3. Định vị trường chiếu
                       Mục đích đầu tiên của Simulator là định vị trục trung tâm của chùm tia và các
               đường biên của trường chiếu xạ để tối ưu hoá liều lượng trên thể tích bia và giảm tối
               thiểu liều xạ trên các tổ chức lành bao quanh. Việc định vị trục trung tâm của chùm
               tia và các đường biên của trường chiếu xạ được định rõ theo quan niệm của các mốc
               đánh dấu giải phẫu cố định trên cơ thể bệnh nhân, hoặc tương ứng với đặc điểm bên
               ngoài bệnh nhân. Tuỳ theo mức độ phức tạp của từng trường hợp mà việc định vị
               một trường chiếu thích hợp có thể thực hiện chỉ cần một lần trên Simulator. .Những
               trường hợp khó hơn đôi khi đòi hỏi một hay nhiều buổi tiến hành mô phỏng, trước
               khi điều trị có thể được thực hiện.
                       Các trường hợp đơn giản là những trường hợp mà ở đó việc xác định thể
               tích bia thường dễ dàng theo giải phẫu cơ thể hoặc là theo giải phẫu bên ngoài
               khối u. Ở những trường hợp này, đôi khi có sự hoài nghi về sự khu trú của thể
               tích bia. Và vị trí điều trị được xác định bằng Simulator lúc ban đầu có thể ít
               nhiều gây ảnh hưởng đến việc áp dụng các thông tin chẩn đoán trước đây trong
               việc khu trú một vùng điều trị hợp lý. Và như thế các đường biên của các trường
               chiếu xạ có thể định vị được một cách dễ dàng và phác thảo một cách chính xác
               chỉ cần một lần thực hiện trên Simulator. Các trường chiếu đối diện song song
               cho toàn bộ vùng não hoặc xương chậu là những vị trí điển hình về trường hợp
               này .
                       Các trường hợp phức tạp sẽ nảy sinh khi thể tich bia không dễ dàng xác
               định một cách chính xác trước và trong quá trình thực hiện Simulator. Khó khăn
               này xuất hiện là do thể tích bia không thể xác định được trên các phim X- quang
               thông thường, nó rất gần kề với các tổ chức nhạy cảm hoặc là do không xác định
               được từ những chẩn đoán trước đây khi khu trú thể tích bia trên bệnh nhân với
               những tư thế khác nhau trên Simulator. Đối với các trường hợp này, mục đích
               đầu tiên đối với quá trình làm Simulator là tạo ra được một bức tranh tham khảo
               giữa các số liệu thu được từ Simulator và những thông tin chẩn đoán trước đó.
               Điều này rất quan trọng trong việc xác định thể tích khối u (bia) một cách chính
               xác và có thể phác hoạ trên chu vi của bệnh nhân bằng Simulator, hoặc trên hình
               ảnh CT (nếu được tiến hành). Trong quá trình lập kế hoạch xạ trị. Nhiêm vụ này
               có thể là khó khăn mà trong đó những thăm khám trước đây thường được tiến
               hành trên bệnh nhân với những tư thế khác. Tất cả những cái đó có thể khác nhau
               đáng kể so với những gì thu được từ Simulator.

               2.4. Định hướng chùm tia
                       Người ta thường áp dụng kỹ thuật các trường chiếu đồng tâm bất cứ khi
               nào  có  thể,  thay  vì  kỹ  thuật  các  trường  cố  định  từ  nguồn  đến  da  bệnh  nhân
               (SSD) để tận dụng lợi thế về độ chính xác sẵn có của các thiết bị điều trị hiện
               đại. Khi áp dụng kỹ thuật chiếu đồng tâm, một khi vị trí đồng tâm đã được xác
               định rõ bên trong cơ thể bệnh nhân thì chỉ còn một thao tác cần thiết để điều trị
               nhiều trường chiếu là chuyển động quay của thân máy. Khi các đường biên của
               trường chiếu đã được xác định, một cặp phim trực giao được tiến hành chụp để


                                                           113
   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118