Page 108 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 108

âm).  Nhu mô phổi có tỷ trọng - 600 đến – 700 HU; Không khí có tỷ trọng thấp
               nhất: - 1000 HU.
               1.2.4. Ma trận tái tạo ảnh
                       Để có ảnh của một lớp cắt trên bình diện ngang qua cơ thể, máy tính đã
               thực hiện quá trình chia thiết diện cắt ra thành nhiều đơn vị thể tích. Mỗi đơn vị
               thể tích có một cạnh bằng chính độ dày lớp cắt. Trong hệ thống máy chụp CLVT,
               số lần đo tỷ trọng trên một lớp cắt quyết định số đơn vị thể tích của lớp cắt đó.
               1.2.5. Công thức tính tỷ trọng theo đơn vị HU
                       Dựa vào độ suy giảm tuyến tính của chùm tia-X, người ta tính ra tỷ trọng
               của cấu trúc theo đơn vị HU và được xác định theo công thức:





                       Trong đó:
                      N(H): Trị số tỷ trọng tính bằng đv Hounsfield của cấu trúc tia-X.
                      M(X): Hệ số suy giảm tuyến tính của quang tuyến-X qua đơn vị
                      thể tích X.
                      H2O: Nước tinh khiết.
                      K: Hệ số 1000 (do Hounsfield đề xuất)
                       Theo công thức trên thì: Nước có tỷ trọng bằng “0” HU. Không khí có tỷ
               trọng  (-1000)  HU.  Xương  đặc  có  tỷ  trọng  từ  +1000  HU.  Não  (+35)  HU;  gan
               (+50) HU; phổi (-700) HU v.v..
               1.2.6. Chỉ số thang độ xám (Gray Scal)
                       Để phân tích được những số đo của cấu trúc cơ thể trên một lớp cắt thì cần
               biến chúng thành hình ảnh. Mắt thường chỉ phân tích được khoảng 20 bậc thang
               xám từ đen đến trắng. Trong khi giải số đo tỷ trọng có từ (-1000) đến (+2000). Vì
               thế, máy CT cho phép mở cửa số ở bất kỳ khu vực nào của giải Hounsfield để
               chuyển số đó ra ảnh.

               1.3. Các đặc trưng kỹ thuật của máy CT mô phỏng (DICOM, Khoang máy,
               số lát cắt/vòng quay...)
                     Thuật ngữ mô phỏng cắt lớp - CT Sim được kết hợp với “mô phỏng ảo” -
               VSIM, một thuật ngữ do Sherouse và cộng sự đặt ra nhằm đáp ứng quá trình xử
               lý trên máy tính khi sử dụng bộ dữ liệu 3D CT của bệnh nhân, cho phép mô
               phỏng và kiểm tra toàn bộ quy trình xạ trị: CT Sim = quét CT cơ thể bệnh nhân
               (có bệnh nhân trên máy) + VSIM (không cần bệnh nhân trên máy). Những yêu
               cầu chủ yếu mà hệ thống thiết bị cần là máy CT được kết nối với máy tính có
               chương trình phần mềm tương thích cho phép thực hiện toàn bộ các quy trình tính
               toán nêu trên, bao gồm các chức năng của quy trình trên máy mô phỏng xạ trị
               cùng hệ thống tái tạo hình ảnh kỹ thuật số - DRR (cũng có thể những tính năng
               này sẽ không nằm trong cấu hình của hệ thống máy điều trị) và hệ thống LASER
               được điều chỉnh bằng máy tính.








                                                           108
   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113