Page 57 - Kỹ năng giao tiếp
P. 57
Mức độ sôi nổi: Hãy luôn nhớ rằng: nếu bạn nói sôi nổi, truyền cảm và luôn
quan tâm đến những gì mình nói, thì người nghe sẽ chú ý lắng nghe và hưởng ứng.
Ngược lại, nếu bạn nói với giọng đều đều, vô hồn, vô cảm, thì người nghe sẽ nghĩ sang
vấn đề khác, luôn cầu mong cho bạn sớm chấm dứt bài diễn thuyết buồn tẻ, để họ
được ra về hoặc chìm dần vào giấc ngủ, chẳng ai quan tâm đến bạn nữa, thậm chí có
người còn huýt sáo, vỗ tay để mời bạn xuống và tất nhiên buổi thuyết trình thất bại.
Muốn cho bài nói sôi nổi bạn phải biết sử dụng giọng nói một cách linh hoạt, trong
suốt bài nói phải có lúc cao, lúc trầm, phải có trọng tâm, có điểm nhấn, phải có lúc
nhanh lúc chậm, lúc sôi nổi, thúc giục, lúc mượt mà du dương.
Giọng nói: Tuỳ thuộc vào việc bạn có giọng cao hay thấp, mà cần có những
nghệ thuật khác nhau để thu hút người nghe. Trong quá trình rèn luyện hãy luôn nhớ:
nói lí nhí là điều cấm kỵ, phải nói to, rõ ràng, lưu loát – đó là điều tối thiểu cần có đối
với một người thuyết trình.
Dưới đây, xin tóm lược một số lỗi phổ biến trong thuyết trình và cách sửa chữa:
TT Lỗi Cách sửa chữa
Cần nói lớn hơn, cho đến khi âm thanh
1 Nói lí nhí bật ra được bên ngoài, mọi người đều
nghe rõ.
Ngắt hơi nhiều lần trong câu Cần phải tập luyện nhiều hơn, cho đến
(tạo thành những khoảng khi nói trôi chảy không phải ngừng
2 dừng) hay dùng những tiếng giữa câu để nhớ, nghĩ, tập đến khi hết
đệm vô nghĩa, như: “ơ”, những tiếng đệm vô nghĩa.
“ớ”,…
Hãy nói chậm lại. Hãy nhớ chỉ nói
3 Nói quá nhanh khoảng 120-150 từ/phút khi nói tiếng
Mẹ đẻ, 100 từ/phút khi nói ngôn ngữ 2.
4 Nói chậm, rời rạc, buồn. Rèn luyện nói nhanh hơn, sôi nổi hơn.
Hãy can đảm lên. Hãy bắt đầu nhìn
khán giả từ một bên phòng theo dạng
Ngại tiếp xúc bằng mắt với
5 chữ “w” để rồi nhìn bao quát khắp
khán thính giả.
phòng. Khi quen rồi bạn sẽ thấy vững
tâm hơn.
57
Tài liệu giảng dạy Môn Kỹ năng giao tiếp