Page 53 - Kỹ năng giao tiếp
P. 53

Tóm tẳt những nội dung chủ  yếu của bài thuyết trình: Đây là phần rất ngắn

                  nhưng rất quan trọng của bài thuyết trình. Điều cốt yếu là phải nêu bật được những nội

                  dung hoặc mục đích chính của bài thuyết trình.

                         Tùy từng trường hợp cụ thể bạn có thể đặt phần tóm tắt trước hoặc sau phần
                  “hỏi và đáp” (Q and A- Questions and Answers). Mỗi cách đều có những ưu, nhược

                  điểm riêng.

                           -  Câu kết:

                         Bạn cần biết căn cứ vào những bối cảnh cụ thể, đối tượng người nghe cụ thể để

                  chọn những câu kết thích hợp. Ở châu Á, tại những hội nghị, hội thảo quan trọng với
                  đối tượng người nghe đã có tuổi, có địa vị, thì câu kết phù hợp nhất là “Xin cảm ơn”,

                  trang  trọng  hơn  có  thể  kèm  theo  những  lời  chúc  mừng  hay  hứa  hẹn.  Nhưng  trước

                  những người nghe trẻ tuổi (thế hệ 8X, 9X) thì câu “Xin cảm ơn” bị coi là máy móc và

                  không gây được ấn tượng mạnh. Nên chọn những câu kết độc đáo hơn. Ví dụ: Để kết

                  một bài thuyết trình giới thiệu về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dùng các câu
                  kết đại loại như: “Hãy mua nó”, “Hãy dùng thử nó” hoặc “Còn chờ gì nữa...”

                           -  Phân bổ thời gian giữa các phần mở đầu, thân bài và kết luận:

                         Một bài thuyết trình được coi là có bố cục hợp lý, khoa học, một khi phần mở

                  bài chiếm khoảng 10% bài nói, phần thân bài chiếm 85% và phần kết luận chiếm 5%.

                  Nếu bạn thích thuyết trình theo kiểu “Hỏi- đáp” thì phần kết sẽ dài hơn và phần thân
                  bài sẽ được rút ngắn tương ứng.

                  III. Ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình trước đám đông

                         Bên cạnh việc chuẩn bị về mặt ngôn ngữ, cần chuẩn bị về ngôn ngữ cơ thể (giao

                  tiếp phi ngôn ngữ)

                           Những điều nên làm:
                           -  Nét mặt tươi tắn, ánh mắt ấm áp.

                           -  Người đứng thẳng, phần trên hướng về phía khán giả, thể hiện sự tự tin,

                               nhiệt tình.

                           -  Đưa tay ra, cử động tay một cách chủ động (có thể dang rộng hai tay, thể

                               hiện sự tự tin, cởi mở hoặc giơ một tay khi cần nhấn mạnh một điểm nào
                               đó) để lôi cuốn khán giả chú ý lắng nghe.

                           -  Luôn kiểm soát mọi cử động của cơ thể, kiểm soát được bài nói.




                                                                                                          53
                  Tài liệu giảng dạy Môn Kỹ năng giao tiếp
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58