Page 52 - Kỹ năng giao tiếp
P. 52
- Vấn đề 3: (tương tự trên).
Nếu bài thuyết trình ngắn thì mỗi vấn đề nên được trình bày thành một đoạn
văn. Bài thuyết trình dài thì mỗi ý được trình bày thành một đoạn văn, mỗi vấn đề gồm
nhiều ý.
Giữa các phần, các vấn đề cần có phần chuyển ý – câu kết nối giữa các phần,
các vấn đề với nhau. Câu chuyển ý giúp khán giả dễ theo dõi bài thuyết trình, nó báo
hiệu kết thúc một vấn đề và mở ra một vấn đề mới. Nếu vấn đề trình bày dài và phức
tạp thì trong phần chuyển ý nên có một tóm tắt nhỏ, giúp khán giả nắm bắt được
những gì bạn vừa trình bày và chuyển sang vấn đề tiếp theo. Trong một bài thuyết
trình nên chọn những mẫu chuyển ý khác nhau, giúp bài nói thêm phần sinh động, hấp
dẫn.
Một số mẫu câu chuyển ý khi thuyết trình:
- Trước hết tôi/chúng tôi xin giới thiệu với các bạn về ... (nêu tên vấn đề thứ
nhất mà bạn sẽ thuyết trình).
- Hoặc: đầu tiên xin được giới thiệu vắn tắt nội dung ... (chương 1, vấn đề 1
...)
- Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu về... phần tiếp theo xin trình bày về...
- Trên cơ sở những đánh giá ở... (chương 1, phần 1, vấn đề 1...) xin đề xuất
các giải pháp...
- Nói tóm lại...
- Cuối cùng, chúng tôi đi đến kết luận...
o Phần kết luận:
Để có được phần kết cho một bài thuyết trình hay cần chú ý 3 yếu tố sau:
- Cơ chế chuyển sang phần kết.
- Tóm tắt những nội dung chủ yếu của bài thuyết trình.
- Câu kết phù hợp, gây được ấn tượng tốt.
Cơ chế chuyển sang phần kết: Để tránh cho khán thính giả bị rơi vào trạng thái
hụt hẫng, bất ngờ, bạn nên mở đầu phần kết bằng một câu chuyển ý, ví dụ như: Trên
đây tôi đã giới thiệu toàn văn bài thuyết trình về... hay nói ngắn gọn hơn nữa: Nói tóm
lại,... Tiếp đó, cảm ơn khán thính giả đã chú ý lắng nghe bài thuyết trình và đề nghị họ
đặt câu hỏi (nếu có), cũng có thể đề nghị khán giả cho xin lại bảng câu hỏi (nếu có
phát ra trước đó). Trả lời các câu hỏi nếu có thể và có đủ thời gian.
52
Tài liệu giảng dạy Môn Kỹ năng giao tiếp