Page 82 - Dược liệu
P. 82
Lá (Folium Senna alatae)
Thu hoạch vào mùa hạ, hái lấy lá, phơi chỗ râm, hoặc sấy nhẹ hay sao đến khô.
Thành phần hóa học:
Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthranoid. Trong lá có các chất sau
đã được phân lập và xác định: chrysophanol, aloe emodin, rhein, emodin.
Hàm lượng các dẫn chất anthranoid trong quả cao hơn lá, do đó có tác dụng
nhuận tẩy mạnh hơn.
Ngoài thành phần anthranoid trong muồng trâu còn có kaempferol là một
flavonoid và sitosterol.
Kiểm nghiệm dược liệu
Dược liệu được kiểm nghiệm theo DĐVN IV (tr. 835)
Tác dụng và công dụng:
Tác dụng nhuận tẩy của lá đã được xác định bằng thí nghiệm trên súc vật, có thể
dùng qủa.
Theo y học cổ truyền: lá Muồng trâu có tác dụng nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu
độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Dùng cho người bị táo bón, viêm gan, da vàng.
Dùng ngoài để chữa hắc lào, viêm da thần kinh, ngứa lở.
Nhân dân ta thường dùng lá để chữa hắc lào bằng cách giã nát rồi xát vào nơi bị
nấm.
2.4 ĐẠI HOÀNG
Dược liệu là thân rễ của các cây thuộc chi Rheum (50 loài), trong đó các loài hay
dùng là: Rheum palmatum L., Rheum officinale Baillon hoặc giống lai của 2 loài trên,
họ Rau răm (Polygonaceae).
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thuộc thảo lớn, sống dai. Lá mọc
thành cụm từ thân rễ, có kích thước lớn, có
cuống dài, có bẹ chìa, phiến lá hình tim, phân
thành 5 đến 7 thùy chính, các thùy này cũng
có thể phân lần thứ hai hoặc đôi khi lần thứ
ba. Lá của Rheum palmatum thì có những
thùy sâu hơn R.officinale. Gân lá nổi mặt
dưới, thường màu đỏ nhạt. Từ năm thứ 3 -4
thì xuất hiện 1 thân mọc lên cao 1 -2m mang
một số lá nhỏ. Phần ngọn thân là chùm hoa
hình chùy mang nhiều hoa. Bao hoa gồm 6 bộ
phận màu trắng, xanh nhạt, hoặc đỏ nhạt, 9
nhị. Qủa đóng 3 góc.
Cây Đại hoàng có nguồn gốc ở Trung Hình 3.22. Đại hoàng
Rheum palmatum L.
Quốc, mọc hoang nhiều ở vùng Tứ Xuyên. Hiện nay Đại hoàng được trồng ở các
nước : Hà Lan, Pháp, Mỹ, Nhật.
Nước ta phải nhập Đại hoàng của Trung Quốc
Bộ phận dùng và chế biến