Page 81 - Dược liệu
P. 81

- Những dẫn chất flavonoid: kaempferol, isorhamnetin và những glycosid của
                  chúng.
                        - Chất nhựa: gây tác dụng phụ (đau bụng), do đó nước hãm cần để nguội và lọc
                  loại nhựa trước khi uống.
                  Kiểm nghiệm dược liệu
                        Vi Phẫu: lá chét cắt ngang thấy dưới lớp biểu bì trên và biểu bì dưới đều có mô
                  mềm giậu, lớp giữa là mô khuyết. Trên biểu bì có lông che chở đơn bào thành dầy,
                  xù xì, hơi phình ở gốc. Phần ứng với gân chính có 1 cung libe gỗ bao bọc bởi các sợi
                  vỏ trụ có kèm theo những tế bào mang tinh thể calci oxalat hình khối.

                        Bột: mảnh biểu bì gồm các tế bào nhiều góc có thành tế bào thẳng, các lỗ khí có
                  tế bào bạn xếp theo kiểu cà phê. Lông che chở đơn bào có thành xù xì, xung quanh
                  chân lông có các tế bào biểu bì chụm lại hình hoa thị. Sợi kèm theo tế bào có calci
                  oxalat hình khối.
                  Tác dụng và công dụng
                        Từ thế kỷ IX người A rập đã biết tác dụng nhuận và tẩy của phan tả diệp sau đó
                  phan tả diệp được nhập vào châu Âu, hiện nay được dùng rất phổ biến.
                        Tùy theo liều mà có tác dụng nhuận hoặc tẩy. Nếu uống thì có tác dụng sau 10 -
                  12 giờ, nếu thụt thì có tác dụng nhanh. Tác dụng chủ yếu là gây co bóp ruột già ngoài
                  ra còn tác dụng lên cơ trơn của bàng quang và tử cung nên phải thận  trọng đối với
                  người có thai, viêm tử cung, viêm bàng quang. Liều: giúp tiêu hóa 1 - 2g lá, nhuận 3 -4
                  g, tẩy xổ 5 -7g.
                        Dùng dưới hình thức thuốc hãm, hoặc thuốc thụt. Để loại bớt chất gây đau bụng,
                  trước khi dùng rửa dược liệu qua rượu hoặc sau khi hãm cần để nguội lọc loại chất
                  nhựa.
                        Quả cũng được dùng như lá sau khi loại hạt. Các sennosid A, B cũng được chiết
                  xuất và dùng với liều 0,01 - 0,04g để làm thuốc nhuận tràng.

                                                    2.3 MUỒNG TRÂU


                         Dược liệu là lá chét phơi hay sấy khô của
                  cây Muồng trâu [Senna alata  (L.) Roxb. Syn.
                  Cassia alata L.], họ Đậu (Fabaceae).


                  Đặc điểm thực vật và phân bố
                        Cây nhỏ cao 1,50m có khi đến 3m, thân gổ
                  mềm. Lá kép lông chim chẵn, dài 30 - 40cm, có 8
                  - 14 đôi lá chét. Lá chét hình trứng, gốc và đỉnh lá
                  đều tròn. Cụm hoa mọc thành bông dày đặc nhiều
                  hoa. Bông dài 30 - 40cm. Hoa màu vàng sẫm.
                  Quả loại đậu dài 8 - 16cm rộng 15 - 17mm, có hai
                  cánh suốt theo chiều dọc của qủa. Qủa có tới 60
                  hạt.
                        Muồng trâu mọc hoang và được trồng ở một
                  số nơi miền trung và miền nam nước ta.
                                                                              Hình 3.21.  Muồng trâu
                                                                               Senna alata (L.) Roxb.

                   Bộ phận dùng và chế biến
   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86